Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Phòng bệnh cho vật nuôi mùa mưa bão

Cập nhật: 03/08/2024, 13:51:19

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Phòng bệnh cho vật nuôi mùa mưa bão
Phun hóa chất khử trùng tại trại chăn nuôi gia cầm ở huyện Ninh Giang

Miền Bắc đang ở thời điểm của mùa mưa bão. Đây là cơ hội để phát tán mầm bệnh và gây khan hiếm nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Để giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi ở giai đoan này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương lưu ý người chăn nuôi một số biện pháp sau:

1. Trước mưa bão

Trước mùa mưa bão, bà con phải chuẩn bị chuồng trại vững chắc, gia cố mái che, cột chống để hạn chế tốc mái khi có gió to. Hệ thống rèm che chắn phải được chằng buộc kỹ đề phòng mưa tạt, gió lùa vào các ô chuồng nuôi, đặc biệt tại ô chuồng có gia súc non, gia súc mang thai, già yếu…

Rãnh thoát nước thải, khu chứa chất thải của trại nuôi phải luôn được khơi thông để phòng bị ách tác và gây ô nhiễm. Nền chuồng phải được nâng cao, chủ động di dời vật nuôi khi có nguy cơ nước dâng cao. Chủ động nguồn ánh sáng cho vật nuôi phòng khi bị cắt điện do mưa bão.

Nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm phải được dự trữ ngay từ đầu mùa, tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn bị nấm mốc, quá hạn sử dụng.

Mật độ nuôi phù hợp về số lượng, lứa tuổi so với diện tích và điều kiện cơ sở chăn nuôi. Thực hiên nghiêm túc quy trình chăn nuôi an toàn sinh học nhằm ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi.

Chủ động tiêm phòng các loại vaccine cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Lưu ý tiêm vaccine phòng các loại bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, lở mồm long móng trên đàn trâu, bò; bệnh dịch tả lợn cổ điển, tụ dấu, lở mồm long móng, tai xanh trên đàn lợn; bệnh Newcastle, Gumboro, cúm gia cầm trên đàn gia cầm. Định kỳ sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để diệt mầm bệnh.

2. Trong và sau mưa bão

– Chuồng nuôi

Trong suốt thời gian của mùa mưa bão, bà con thường xuyên kiểm tra chuồng trại để chủ động xử lý khi có sự cố do mưa bão. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp phải có phương án sưởi ấm cho vật nuôi. Kiểm tra cống rãnh thoát nước, nếu bị tắc phải khơi thông ngay, không để nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi.

Định kỳ phun thuốc khử trùng 2 lần/tuần hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng nuôi và khu vực trang trại.

– Chăm sóc, nuôi dưỡng

Đàn vật nuôi phải bảo đảm luôn ở nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh nhiễm lạnh; cung cấp thức ăn đầy đủ. Trường hợp nuôi úm ở giai đoạn này, bà con nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… cho con vật để nâng cao sức đề kháng.

– Sau bão lũ, cần vệ sinh chuồng trại, phun khử trùng tiêu độc. Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

– Phòng trị bệnh

Kiểm tra, phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm và báo ngay cho chính quyền địa phương, nhân viên thú y cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh bùng phát dịch lây lan.

Nguyễn Minh ĐứcChi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương


Có thể bạn quan tâm

Dinh dưỡng nâng cao tỷ lệ đẻ trứng
Dinh dưỡng nâng cao tỷ lệ đẻ trứng
Dinh dưỡng nâng cao tỷ lệ đẻ trứng

Đảm bảo sự cân bằng tối ưu giữa năng lượng và protein trong khẩu phần ăn là điều cần thiết để duy trì sản lượng trứng.

Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt

Là một bệnh truyền nhiễm do virus Reoviridae gây ra, gọi theo tiếng anh là Duck Reovirus (DRV). Đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi vịt.

Phòng và trị bệnh nấm da lông trên trâu, bò
Phòng và trị bệnh nấm da lông trên trâu, bò
Phòng và trị bệnh nấm da lông trên trâu, bò

Bệnh do một số loài nấm ký sinh ở da và lông gây ra. Bệnh thường gặp ở bò sữa và bò nuôi tập trung, đặc biệt là bê sữa một năm tuổi trở lại.