Ảnh minh họa - nguồn internet
(Người Chăn Nuôi) - Bệnh do vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) gây ra. Bệnh thường kế phát bởi các virus gây ra bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh Newcastle...
Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn E. coli (Escherichia coli) gây ra. Bệnh thường kế phát bởi các virus gây ra bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh Newcastle...
Phương tức truyền lây
- Truyền từ mẹ sang con qua ống dẫn trứng bị nhiễm bệnh;
- Truyền bệnh thông qua đường hô hấp, da hoặc niêm mạc;
- Truyền từ vỏ trứng đã bị nhiễm bệnh hoặc từ môi trường sang vỏ trứng;
- Lây truyền qua quá trình giao phối giữa gà trống và gà mái;
- Truyền bệnh qua đường thức ăn, nước uống.
Dấu hiệu
Các triệu chứng thường không đặc hiệu. Một số triệu chứng chung như: Gà con bị mềm nhũn, gầy gò, ủ rũ, xù lông, khó thở, tiêu chảy ra phân màu trắng hơi xanh và nhiều nước, có biểu hiện viêm khớp, đi đứng loạng choạng, không vững, đầu và cổ lắc lư, bị nặng dẫn đến tình trạng bại liệt hoặc viêm da và chết hàng loạt sau 5 ngày phát bệnh. Đối với gà trưởng thành, do sức đề kháng tốt nên tỷ lệ chết thấp hơn, tuy nhiên nếu là gà đẻ trứng thì sẽ nhận thấy tỷ lệ đẻ giảm nhanh, bỏ ăn, gầy gò, viêm khớp, bại liệt.
Bệnh tích
Thể viêm rốn - nhiễm trùng lòng đỏ trứng: Trứng có thể bị chết phôi - thường xảy ra ở giai đoạn ấp cuối trước khi trứng nở, ở gà con sống trên 4 ngày tuổi là viêm màng ngoài tim, lòng đỏ còn sót lại không tiêu được.
Thể viêm da: Viêm kết mạc mắt, viêm xoang ở vùng đầu khiến cho vùng đầu và mắt sưng to lên.
Thể tiêu chảy: Đường ruột nhạt màu, bị phồng lên, ở manh tràng bị sưng to và xuất hiện nhiều dịch có bọt.
Thể viêm ống dẫn trứng viêm phúc mạc cấp tính: Viêm ống dẫn trứng, phần niêm mạc ống dẫn bị dày lên, có nhiều chất casein xung quanh trứng, viêm phúc mạc, viêm ổ khớp, trứng bị tắc trong ống dẫn… Các nang trứng đang thoái hóa.
Thể viêm dịch hoàn: Dịch hoàn bị sưng, cứng, có biểu hiện viêm nhiễm, thậm chí hình dạng thay đổi thất thường hoặc bị hoại tử.
Thể nhiễm trùng toàn thân: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm túi khí. Một số bệnh tích nữa như viêm cơ tim, viêm màng bao tim, xuất hiện nhiều hạt ở gan, ruột, manh tràng…
Phòng bệnh
Công tác chăm sóc:
- Cần thu nhặt trứng hàng ngày, những quả trứng bị rạn nứt hoặc dính phân từ con bị bệnh cần loại bỏ. Trứng sau khi đẻ trong khoảng 2 giờ nên vệ sinh sát trùng tránh mầm bệnh.
- Máy ấp trứng phải sạch sẽ, khô thoáng.
- Bổ sung thức ăn và nước uống đầy đủ cho gà. Đồng thời sử dụng thêm Vitamin C, chất điện giải, chế phẩm sinh học, men tiêu hóa cần thiết để tăng sức đề kháng
- Theo dõi sức khỏe hàng ngày của đàn gà, cần cách ly ngay những con có biểu hiện mắc bệnh để kịp thời điều trị.
Vệ sinh thú y:
- Vệ sinh ổ đẻ, giữ cho ổ luôn sạch sẽ, khô thoáng, loại bỏ hết những tác nhân có thể làm lây nhiễm bệnh trong ổ trứng gà.
- Trước khi thả gà vào chuồng, cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng để hạn chế mầm bệnh.
- Chuồng nuôi, máng ăn, máng uống cần được quét dọn sạch sẽ. Định kỳ sát trùng bằng các loại thuốc không gây kích ứng da.
- Các chất thải từ gia cầm bị bệnh phải được xử lý gọn gàng, có thể đem đốt.
Phòng bệnh bằng vaccine, kháng thể và thuốc kháng sinh: Bệnh E. coli do có nhiều biến thể khác nhau nên dùng vaccine ít có hiệu quả, khả năng miễn dịch chưa cao. Thay vào đó, bệnh này chủ yếu điều trị dự phòng bằng kháng sinh.
PGS.TS Phạm Ngọc Thạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Thông thường, tăng cường chiếu sáng cho gà với khoảng thời gian 12 - 14 giờ mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 3 tuần. Ðây là giải pháp hữu hiệu giúp gà mái đẻ trứng nhiều hơn…
(Người Chăn Nuôi) - Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, giúp cơ thể chúng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn...
(Người Chăn Nuôi) - “Gà lôi dễ nuôi, thị trường tiêu thụ mạnh sau khi trừ chi phí đầu về con giống, thức ăn và các chi phí khác, mỗi tháng thu lãi hơn chục triệu đồng là chuyện không khó”. Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Lanh...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET