(Người Chăn Nuôi) - Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính, gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.
Nguyên nhân
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm do virus Chicken Anemia Virus (CAV) gây ra, chủ yếu gây bệnh trên gà con và gà trưởng thành, ít gây bệnh trên gà đẻ. Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, báo cáo đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản. Bệnh được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn tính (không có các biểu hiện triệu trứng), gây suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả kinh tế nặng nề.
Đường lây truyền của virus chủ yếu là truyền ngang từ gà mang mầm bệnh sang gà khỏe qua tiếp xúc hay đường phân - miệng. Tuy nhiên cũng có ghi nhận việc truyền dọc từ bố mẹ sang con nhưng chưa rõ ràng.
Virus gây bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà có thể gây bệnh trên gà mọi lứa tuổi, mọi giống gà. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu được tìm thấy ở gà nhỏ (< 2 tuần tuổi). Sau đó tới gà 2 - 3 tuần tuổi. Tỷ lệ chết dao động 8 - 15% nhưng cũng có đàn chết đến 40%.
Triệu chứng lâm sàng
Gà từ 10 ngày tuổi trở lên mới phát bệnh với các biểu hiện khá điển hình như sau: Gà ủ rũ, đứng tụm dưới nguồn nhiệt; Gà chậm lớn, gầy, xanh do thiếu máu; Tăng đột ngột tỷ lệ tử vong (thường là ở 13 - 16 ngày tuổi); Không có dấu hiệu lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến sản lượng trứng hay khả năng sinh sản ở gà bố mẹ. Từ chân lông ống đuôi và cánh rỉ ra máu tươi, có nhiều trường hợp chảy thành dòng, tạo điều kiện thuận lợi cho những gà khác mổ cắn; Gà chết 10 - 15 ngày sau khi phát bệnh. Thiếu máu truyền nhiễm gây suy giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch của gà có thể là nguyên nhân trực tiếp để gà dễ mắc nhiều bệnh thứ phát. Do đó tỷ lệ ốm và chết thường rất cao dưới hình thức của nhiều bệnh ghép…
Bệnh tích
- Xuất huyết lỗ chân lông ống.
- Trên da có nhiều nốt viêm hoại tử da.
- Xuất huyết cơ là bệnh tích đặc trưng của thiếu máu truyền nhiễm.
- Tuyến ức và túi Fabricius bị teo, kém phát triển.
- Các tủy xương nhợt nhạt biến sắc.
- Các bệnh tích khác nhau của các bệnh thứ phát.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh thiếu máu truyền nhiễm giống với bệnh Gumboro ở chỗ cả 2 bệnh đều có hiện tượng xuất huyết cơ. Song bệnh thiếu máu truyền nhiễm không có biến đổi điển hình ở túi Fabricius giai đoạn đầu mới phát bệnh ở đường ruột và đặc biệt là ở dạ dày tuyến.
Phòng bệnh
Bệnh do virus gây ra nên chưa có biện pháp điều trị, người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:
- Không lấy trứng ở những đàn gà có biểu hiện bệnh thiếu máu truyền nhiễm để làm giống, làm vaccine.
- Gà phải được tiêm phòng vaccine sống nhược chủng CAV - CUX.I hoặc TAD Thymo vac của Đức: Cho uống lúc gà 1 - 3 ngày tuổi đối với gà nuôi thịt và cho uống nhắc lại lúc 16 - 20 tuần tuổi trước khi đẻ.
- Cần phải tăng cường kiểm soát an toàn sinh học cho đàn gà bằng phương pháp tổng hợp.
- Thực hiện kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng tốt.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, máng ăn, máng uống.
- Tích cực phòng trị các bệnh gây suy giảm miễn dịch: Gumboro, cầu trùng, viêm gan virus.
PGS.TS Phạm Ngọc Thạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết thay đổi thất thường, ngày nóng, chiều tối có kèm theo những cơn mưa bất chợt làm cho thỏ dễ phát sinh bệnh tụ huyết trùng. Đây được xem là bệnh gây ra nhiều thiệt hại lớn đối với thỏ nuôi.
LÂM QUANG HUY -Thứ Sáu, 25/10/2013, 9:59 (GMT+7) UBND tỉnh Quảng Trị vừa công bố dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn. Ổ dịch ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong có gần 40 gia súc mắc bệnh.
16/11/2013 18:15 (GMT + 7) TTO - Ngày 16-11, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (TP.HCM) cho biết vừa phát hiện thêm một vụ sai giả chữ viết, chữ ký của cán bộ Thú y do nhân viên Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (trụ sở Đồng...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET