Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng trị bệnh chướng hơi dạ cỏ trên bò

Cập nhật: 28/12/2019

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Tôi ở Thái Nguyên nuôi bò thịt chăn thả trên đồi, xin cho biết cách phòng trị bệnh chướng hơi dạ cỏ như thế nào?
Trả lời

Bệnh này thường gặp ở bò chăn thả, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chứa chất Saponin. Khi bò nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở sự ợ hơi, hơi sinh ra nhanh không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

Để phòng bệnh, cần chú ý khi chăn thả bò cần tránh những khu vực có nhiều cây họ đậu, tránh chuyển đổi nhanh khẩu phần ăn khi cho bò ăn thức ăn khô, thô sang cho ăn quá nhiều thức ăn xanh, non cùng một lúc.

Điều trị

Trước hết cần cho bò đứng 2 chân trước lên cao để dạ cỏ không chèn ép vào phổi và tim. Sau đó cho uống 1 trong các loại dung dịch như: Dung dịch thuốc tím: 1 g/1 lít nước, uống 3 - 5 lít; Nước dưa chua: 3 - 5 lít; Bia hơi: 3 - 5 lít. Nếu chướng hơi do bò ăn phải nhiều cây họ đậu có chất Saponin thì cho uống 100 - 250 ml dầu thực vật. Song song với đó ta dùng rơm chà xát hay cám nóng bọc vào mảnh vải rồi chà sát nhiều lần, mỗi lần 30 - 60 phút ở hông bên trái, nhằm tăng nhu động dạ cỏ, kích thích ợ hơi. Hoặc dùng tay nắm lưỡi bò kéo ra kéo vào nhiều lần để kích thích ợ hơi. Cũng có thể dùng bẹ chuối đập dập chấm chút muối thọc vào vùng hầu của bò để tạo phản xạ ói, ợ hơi, hoặc dùng ống thông thực quản cho ống thông vào dạ cỏ, đồng thời dùng tay ép vào hõm hông trái xong hạ đầu ống thông xuống cho thức ăn và hơi thoát ra ngoài. Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách chích dưới da thuốc Pilocarpine 3%: 6 - 10 ml/lần/ngày, liên tục 2 - 3 ngày.

Trong trường hợp dùng các cách trên không có hiệu quả, dạ cỏ vẫn căng hơi có khả năng tử vong thì phải cấp cứu bằng cách chọc Trocard (tuy nhiên cần có cán bộ kỹ thuật thú ý thực hiện hoặc hướng dẫn). Cách làm như sau: Cố định chặt bò, sát trùng chỗ đâm ở hõm hông trái của bò, dùng dao rạch 1 đoạn da khoảng 1 cm. Chọc Trocard vào, hướng mũi Trocard về chân trước, rút lõi từ từ để hơi thoát ra từ từ. Nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, bò có thể bị sốc và chết. Khi muốn lấy Trocard ra phải cho lõi vào, nếu không thức ăn sẽ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc. Sau đó cần tiêm kháng sinh 3 - 5 ngày để chống nhiễm trùng. Tiêm Vitamin B, C, cafein để trợ sức, chăm sóc hộ lý tốt cho bò.

ThS. Nguyễn Ngọc Đức


Có thể bạn quan tâm

Quạt thông gió chuồng trại
Quạt thông gió chuồng trại
Quạt thông gió chuồng trại

(Người Chăn Nuôi) - Được lắp đặt trong các mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp, quạt thông gió đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn không khí tại chuồng trại luôn được lưu thông, thoáng mát.

Người nông dân Dao làm giàu từ mô hình VACR
Người nông dân Dao làm giàu từ mô hình VACR
Người nông dân Dao làm giàu từ mô hình VACR

(Cổng ĐT HND) - Trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó mô hình của gia đình ông Triệu Tài...

Phòng bệnh tụ huyết trùng ở ngựa
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở ngựa
Phòng bệnh tụ huyết trùng ở ngựa

(Người Chăn Nuôi) - Tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trên gia súc, trong đó có ngựa. Bệnh thường rộ lên vào lúc giao mùa mưa, nắng nóng thất thường, hoặc chuyển vùng.