Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng trị bệnh giun đũa ở bê, nghé

Cập nhật: 13/06/2020, 14:05:39

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Phòng trị bệnh giun đũa ở bê, nghé
Ảnh minh họa

(Người Chăn Nuôi) - Bê, nghé sau khi sinh sức đề kháng còn yếu nên thường xuyên mắc phải một số bệnh khá nguy hiểm, điển hình nhất là bệnh giun đũa. Để đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc và biện pháp phòng trị bệnh bê, nghé con sau khi sinh.
Nguyên nhân

Bệnh do giun đũa Toxocara sống ký sinh trong tá tràng của bê gây ra. Thường xảy ra ở bê, nghé dưới 2 tháng tuổi. Bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa do bê nuốt phải trứng giun, hoặc có thể nhiễm từ mẹ qua nhau thai từ khi là bào thai. Giun trưởng thành hút các chất dinh dưỡng của vật chủ, đồng thời tiết ra các độc tố làm cho bê, nghé bị trúng độc, tiêu chảy và gầy, sút rất nhanh, thậm chí gây chết bê, nghé.

Triệu chứng

Bê, nghé bị bệnh có biểu hiện lù đù, chậm chạp, đầu cúi, lưng cong, đuôi cụp, bụng to, lông xù. Đôi lúc bê, nghé bệnh giảm bú và nằm một chỗ. Trường hợp bệnh nặng, con vật bỏ bú, nằm một chỗ, mệt mỏi, thở yếu, hơi thở hôi thối, mắt lờ đờ, chảy nước mắt có nhử. Mũi khô, sốt (thân nhiệt có thể lên 40 - 410C). Nhiều trường hợp con vật đau bụng (bồn chồn khó chịu, hoặc lăn lộn trên mặt đất).

Thời gian đầu nhiễm bệnh, phân của bê, nghé lổn nhổn, hơi táo, từ màu đen chuyển sang màu vàng xám, đặc sền sệt, rồi ngả sang màu trắng và lỏng dần, mùi tanh khẳm và rất thối. Con vật có thể tiêu chảy vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn. Con vật gầy sút rất nhanh và có thể chết. Bệnh có thể kéo dài từ 5 - 48 ngày và thường chết sau 7 - 16 ngày phát bệnh.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt quy trình vệ sinh phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng. Chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ủ phân diệt trứng giun.

Để chủ động phòng bệnh, sau khi đẻ 7 - 10 ngày, cần cho bê uống một trong các loại thuốc tẩy giun, như: Levamison, hoặc Ivermectil, hoặc Menbedazol, hoặc Piperazin đặc biệt là ở những vùng có bệnh. Cho bê uống hoặc tiêm 1 lần vào buổi sáng, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Lưu ý, khi uống nên cho bê nhịn đói.

Trị bệnh

Hộ lý: vệ sinh chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi sạch sẽ, chăm sóc nuôi dưỡng con vật cho tốt, thu gom chất thải và ủ theo phương pháp sinh học để diệt trứng giun sán.

Dùng thuốc: Dùng một trong các loại thuốc sau (Levamison, hoặc Ivermectil, hoặc Menbedazol, hoặc Piperazin). Cho bê uống hoặc tiêm 1 lần vào buổi sáng, liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Dùng 2 lần cách nhau 4 - 6 ngày.

Dùng thuốc trợ sức, trợ lực và nâng cao sức đề kháng: Vitamin C + Vitamin B1+ Cafeinatribenzoat và Satosal hoặc Catosal. Tiêm bắp ngày 1 lần theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Dùng thuốc diệt vi khuẩn bội nhiễm gây viêm ruột tiêu chảy: Quinoline, hoặc Enroflox, hoặc Florphenicol, hoặc Thiamphenicol, hoặc Amoxicos, hoặc Biseptol. Liều lượng và cách dùng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm.

Dùng thuốc điện giải: Pha nước cho uống, hoặc tiêm truyền chậm vào tĩnh mạch để bổ sung chất điện giải trong trường hợp con vật bị tiêu chảy nặng.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch - Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Có thể bạn quan tâm

3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai
3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai
3 xu hướng tác động ngành gia cầm tương lai

(Người Chăn Nuôi) - COVID-19 đã làm ngành gia cầm diễn biến theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, COVID-19, ngành gia cầm có giữ vững vị thế của mặt hàng protein được tiêu dùng nhiều nhất thế giới?

Tuyên Quang: Sơn Dương chăn nuôi lợn VietGAP
Tuyên Quang: Sơn Dương chăn nuôi lợn VietGAP
Tuyên Quang: Sơn Dương chăn nuôi lợn VietGAP

Nhằm hướng tới sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, những năm gần đây huyện Sơn Dương đang khuyến khích, hỗ trợ người chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tập trung tái đàn vật nuôi sau Tết
Tập trung tái đàn vật nuôi sau Tết
Tập trung tái đàn vật nuôi sau Tết

Để việc tái đàn sau Tết thuận lợi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương khuyến cáo các cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm quy trình tái đàn và công tác phòng chống dịch bệnh.