Ảnh minh họa - nguồn internet
(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Xin cho biết triệu chứng, cách phòng và điều trị bệnh lao ở bò như thế nào?
Trả lời:
Bệnh lao bò là bệnh truyền nhiễm mãn tính do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là bệnh rất nguy hiểm đối với người tiêu dùng khi uống phải sữa ở bò bị nhiễm bệnh. Tùy vào cơ quan bị nhiễm, mức độ nhiễm mà vi khuẩn lao gây ra các biểu hiện khác nhau, có 4 dạng lao chính ở bò như sau:
Lao phổi: Vi trùng lao xâm nhập và cư trú ở cuống phổi, thanh - khí quản làm cho con vật thường ho khan, ho từng cơn và có nhiều đờm dãi bật ra nhưng đờm thường nằm trong miệng nên bò lại nuốt vào và thường ho vào sáng sớm và chiều tối hay khi thời tiết lạnh. Bò gầy, lông xơ xác, dựng đứng, ăn kém, nhai lại không đều, sốt nhẹ, lúc sốt lúc không.
Lao ruột: Biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hóa là ỉa chảy dai dẳng, phân tanh khắm, hết đợt ỉa chảy thì bò lại bị táo bón và bò cũng sẽ gầy dần.
Lao vú: Bầu vú và núm vú bị biến dạng, sờ vào thấy hạt lao lổn nhổn, chùm hạch vú sưng to, cứng và nổi cục, lượng sữa giảm.
Lao hạch: Hạch sưng, cứng, sờ thấy lổn nhổn, to bằng quả trứng gà, hạch không đau và không dính vào da, cắt hạch ra thấy có nhiều bã đậu. Các hạch hay bị lao là hạch dưới hàm, hạch hầu, hạch tuyến dưới tai, hạch trước đùi và hạch trước vai.
Để điều trị bệnh, có thể dùng một số loại kháng sinh sau: dùng Kanamycin; hoặc dùng Streptomycin; hoặc dùng Ampicillin , thời gian điều trị kháng sinh liên tục từ 5 - 7 ngày… Ngoài ra cần kết hợp với trợ sức, trợ lực Vitamin C, B - Complex… Cho bò nghỉ ngơi, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của bò.
ThS Nguyễn Ngọc Đức
ĐT: 0916 965 688
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Mỹ, Trung Quốc, Brazil là 3 quốc gia có sản lượng gia cầm cao, có giá thành cạnh tranh, là 3 quốc gia nuôi gia cầm lớn trên thế giới.
Nhờ nuôi gia công heo, gà công nghiệp cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Thái Lan), gia đình ông Nguyễn Văn Nam (61 tuổi, ở xã Nhơn Thọ, TX.An Nhơn, Bình Định) thu lãi ròng hơn 350 triệu đồng mỗi năm.
(THO) - Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, ông Phạm Văn Dũng, sinh năm 1957, thôn Thanh Sơn, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế đồi rừng, xóa đói, giảm nghèo bằng mô hình trang trại...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET