Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phương pháp tập ăn sớm cho heo con

Cập nhật: 13/08/2022, 13:54:25

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Phương pháp tập ăn sớm cho heo con
Việc tập cho heo ăn sớm có rất nhiều tác dụng đối với hệ tiêu hóa và sự phát triển của heo con. Ảnh: Ronald Hissink

(Người Chăn Nuôi) - Muốn heo con sinh trưởng và phát triển bình thường, người chăn nuôi nên tập ăn sớm cho heo 5 - 7 ngày tuổi sẽ mang lại nhiều lợi ích. Người nuôi cần chú ý phương pháp và cách cho ăn đúng cách.

Lợi ích
Muốn heo con sinh trưởng và phát triển bình thường, người chăn nuôi nên tập ăn sớm cho heo 5 - 7 ngày tuổi sẽ mang lại các lợi ích sau:

- Tập cho heo con ăn sớm sẽ thúc đẩy bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh và hoàn thiện hơn.

- Thức ăn kích thích vào tế bào vách của dạ dày, tiết ra acid (HCl) tự do sớm hơn, giúp heo tăng cường phản xạ tiết dịch vị sớm hơn.

- Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng và vi trùng do heo con gặm nhấm chuồng.

- Heo con biết ăn sớm sẽ giảm tỷ lệ hao mòn ở heo mẹ 15 - 20%; Khi cai sữa heo con, heo mẹ có thể động dục và phối giống trở lại sau 4 - 7 ngày, giúp tăng lứa đẻ/năm của nái trong quá trình chăn nuôi.

- Giảm stress khi cai sữa heo con.

- Tăng khả năng sinh trưởng phát triển của heo con bởi khối lượng cai sữa được quyết định do 57% thức ăn bổ sung, 38% của sữa heo mẹ và 5% là trọng lượng sơ sinh.

- Khi heo con biết ăn thức ăn bổ sung sớm sẽ bảo đảm được dinh dưỡng được đầy đủ và cân bằng. Từ đó cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho heo con trong giai đoạn heo mẹ giảm sản lượng sữa, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu của heo con và khả năng cung cấp sữa của heo mẹ lúc 3 tuần tuổi.

Phương pháp tập ăn sớm
Chuẩn bị máng tập ăn (loại bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm máng), dạng đáy hình tròn, phía miệng máng nên làm chụp hình nón để ngăn cản heo mẹ vào ăn thức ăn của heo con.

Thức ăn tập ăn: Người nuôi có thể tự tạo thức ăn tập ăn cho heo con bằng cách nấu cháo loãng trộn với chuối chín nghiền nát bôi vào miệng heo con hoặc bôi lên vú heo mẹ, heo con sẽ nhấm nháp và quen dần với thức ăn mới. Hoặc rang ngô, gạo, đỗ cho thơm, sau đó nghiền nhỏ để cho ăn.

Để tiện hơn nên sử dụng thức ăn viên hỗn hợp do các nhà máy chế biến đảm bảo đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng cho heo con. Tốt nhất nên sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sản xuất dành riêng để tập cho heo con ăn (thức ăn khởi động 20 - 22% protein thô và năng lượng trao đổi (ME) 3.200 Kcal/kg).

Thức ăn cần phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của heo con. Heo con thường thích thức ăn daång viïn hay böåt nho khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu nành được rang xay để tạo mùi thơm.

Cách cho ăn
Khi pha chế thức ăn, cho khoảng 1/2 lượng thức ăn tập ăn vào máng. Đặt máng vào vị trí khô ráo, sau đó, lấy một ít thức ăn hòa thành dạng bột sền sệt bôi vào mép heo con và đầu vú heo mẹ, heo con sẽ quen dần với mùi vị của thức ăn và tìm đến nơi có thức ăn.

Nên để máng ở vị trí cố định cho heo con quen chỗ ăn. Máng ăn nên đặt vào chuồng 2 - 3 giờ rồi bỏ ra vệ sinh, sau 1 - 2 giờ cho thức ăn mới rồi đặt lại vào chuồng, làm lặp lại như vậy vài lần trong ngày nhằm gây sự chú ý với heo con và để thức ăn luôn tươi mới và mùi vị hấp dẫn. Lượng thức ăn cho heo con tăng dần hàng ngày. Tập ăn cho heo con 5 - 7 ngày tuổi, khoảng 10 ngày tuổi heo con có thể ăn được thức ăn và đến 20 ngày tuổi có thể ăn được bình thường.

Đối với thức ăn hỗn hợp: Khoảng 5 - 7 ngày sau sinh, bỏ 1 cái máng vào chuồng. Máng ăn này có thể là máng ăn tròn hoặc máng dài, phải nặng hoặc cố định không cho heo con lật đổ được, đủ lớn cho 5 - 7 con chui đầu vào ăn cùng một lúc. Để máng này heo mẹ không ăn được, chỗ gắn hay đặt máng tùy thực tiễn mà áp dụng. Đem một nắm nhỏ thức ăn viên tập ăn rải vào. Do động vật có tính tò mò và bắt chước nên một con ngửi ngửi và ăn rồi những con khác sẽ làm theo. Hết thức ăn thì rải tiếp vào máng ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới, có mùi hấp dẫn. Heo con khi ăn mạnh thì rải nhiều lên.

Đối với thức ăn tự phối chế: Khoảng 5 - 7 ngày sau sinh, những ngày đầu tập cho ăn thức ăn loãng (cháo, thức ăn tập ăn…), dùng lông gà bôi vào miệng heo con hoặc bôi vào vú heo mẹ để heo con bú giúp heo con quen dần với thức ăn. Sau đó, cho ăn thức ăn hạt rang nghiền nhỏ. Thức ăn hạt có mùi thơm, heo con thích ăn và tinh bột biến thành dạng chín cho heo con tiêu hóa tốt hơn. Khi được 15 - 20 ngày tuổi, cho ăn thêm rau xanh non (rau muống, khoai lang…) băm nhỏ để kích thích nhu động ruột và để bổ sung thêm vitamin cho heo con. Chú ý là rau xanh nên được rửa sạch, tránh gây nhiễm ký sinh trùng cho heo con. Heo con cho tập ăn 4 - 5 bữa/ngày. Nếu tập đều đặn thì 20 ngày tuổi heo con biết ăn tốt. Khi heo con biết ăn, khối lượng đạt từ 5 kg trở lên chuyển sang thức ăn bổ sung có 19% protein thô và năng lượng trao đổi ME 3.200 Kcal/kg. Cho heo con ăn tự do và uống nước sạch đầy đủ.

Chăm sóc heo con sau cai sữa: Heo con nhỏ tuổi sau cai sữa cần chăm sóc ở chế độ đặc biệt. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất tác động đến tỷ lệ sống của heo con sau cai sữa. Duy trì nhiệt độ trong chuồng úm di động hay cố định ở mức 30 - 320C cho heo 1 - 15 ngày tuổi; 25 - 290C cho heo 16 - 22 ngày tuổi; Từ 23 ngày tuổi trở lên là 22 - 250C để tăng trọng được thuận lợi.

Hoàng Ngân


Có thể bạn quan tâm

Thân thiện nuôi heo thả rông
Thân thiện nuôi heo thả rông
Thân thiện nuôi heo thả rông

(Người Chăn nuôi) - Việc thả rông đàn heo đi kiếm ăn trên đất trống là một phương pháp tuyệt vời để tái tạo đất trở lại sản xuất và là một thực hành thân thiện với môi trường...

Làm giàu từ nuôi bò 3B
Làm giàu từ nuôi bò 3B
Làm giàu từ nuôi bò 3B

Ở thôn 6 xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì ai cũng biết Vũ Kim Tuyền, một thanh niên dám nghĩ, dám làm trong việc chăn nuôi bò thịt BBB (3B) để làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn
Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn
Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn

Là vùng đất ngập mặn quanh năm, thế mạnh của địa phương là con tôm, con cua, con cá và rừng ngập mặn; nông dân vừa nuôi vừa đánh bắt thuỷ sản, vừa bảo vệ rừng...