Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Quảng Ninh: Nâng cao hiệu quả lĩnh vực chăn nuôi

Cập nhật: 05/12/2020, 14:51:09


Gia đình anh Vi Quốc Hòa (thôn Chè Phạ, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) chăm sóc đàn bò 3b cho hiệu quả cao

Thời gian qua, Quảng Ninh đã đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chăn nuôi. Theo đó, bằng các giải pháp nâng cao chất lượng con giống và công nghệ chăn nuôi, đồng thời cơ cấu lại công tác quản lý đã từng bước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Từ đầu năm nay, gia đình anh Vi Quốc Hòa (thôn Chè Phạ, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu) đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi bò chăn thả tự nhiên sang quy mô gia trại tập trung mang tính chất hàng hoá. Gia đình anh đã xây chuồng chăn nuôi kiên cố nằm cách xa khu dân cư để đảm bảo môi trường và phòng tránh dịch bệnh. Đồng thời, anh cũng được huyện hỗ trợ một phần để chuyển đổi từ giống bò cũ sang phát triển giống bò 3b với tổng đàn 20 con. Đến nay, sau 5 tháng chăn nuôi, đàn bò của gia đình anh phát triển rất tốt và chuẩn bị cho xuất chuồng.

Anh Hòa chia sẻ: Khác với nuôi bò theo hình thức chăn thả tự nhiên như trước kia, giờ đây chúng tôi đã chủ động hơn trong các khâu chăm sóc, thức ăn, phòng bệnh; với chuồng trại kiên cố, các vấn đề về thời tiết đã không còn là trở ngại nhiều trong quá trình chăn nuôi. Đặc biệt, giống bò 3b dễ chăm sóc, phát triển tốt, ít bệnh tật, nên hiệu quả chăn nuôi cũng cao hơn nhiều.

Tương tự như gia đình anh Hòa, thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã từng bước chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, sang chăn nuôi theo quy mô gia trại, tập trung và mang tính chất hàng hóa. Ngành nông nghiệp của tỉnh đã tiến hành rà soát vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung đã được quy hoạch; xây dựng quy định cụ thể về khu vực được chăn nuôi và vùng cấm nuôi; chú trọng thực hiện kiểm soát dịch bệnh để chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững; khuyến khích các mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, gia trại…

Bên cạnh đó, xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung, Quảng Ninh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, tiêu biểu như: Chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, hỗ trợ đầu tư khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ...

Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện tối đa về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng... cho doanh nghiệp triển khai dự án chăn nuôi tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ, bền vững với môi trường. Bằng những chính sách hỗ trợ cần thiết, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đến nay toàn tỉnh đã hình thành nên 240 trang trại chăn nuôi, 26 doanh nghiệp, 24 hợp tác xã hoạt động chăn nuôi, 8 cơ sở chăn nuôi theo quy trình VietGAP. Toàn tỉnh có đàn bò ước đạt trên 36.000 con, tăng 5,34% so với cùng kỳ; đàn gia cầm trên 3,892 triệu con, tăng 4,8% so với cùng kỳ; đàn lợn 280.000 con, tăng gần 2% cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của tỉnh hiện đạt trên 88.800 tấn, sản lượng trứng đạt trên 134 triệu quả, sản lượng sữa tươi đạt trên 1.000 lít. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ngành chăn nuôi tăng từ 4.214 tỷ đồng (năm 2017) lên 4.683 tỷ đồng (năm 2020). Tỷ trọng ngành chăn nuôi hiện chiếm 55,4% trong cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Theo ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT), trong thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục bám sát mục tiêu tăng trưởng về giá trị sản xuất của ngành, trên cơ sở tăng tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt, lâm nghiệp. Đặc biệt ưu tiên trước mắt là tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn các địa phương thực hiện tái đàn lợn đối với các địa phương đủ điều kiện tái đàn và chuyển đổi cơ cấu vật nuôi giúp người dân khôi phục sản xuất. Đồng thời, khuyến khích mở rộng quy mô đàn gia súc; chăn nuôi an toàn sinh học; hỗ trợ giống cho các doanh nghiệp, cá nhân theo chính sách sản xuất tập trung, liên kết sản xuất. Mặt khác, ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh triển khai nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi, như: Sử dụng đệm lót sinh học, thụ tinh nhân tạo cho gà Tiên Yên; phục tráng giống lợn Móng Cái... Qua đó, góp phần phát triển các giống đặc sản địa phương, tăng giá trị sản phẩm…

Nguyễn Thanh / Nguồn: Báo Quảng Ninh


Có thể bạn quan tâm

Tạm trữ, cấp đông, mở lối thoát cho ngành chăn nuôi lợn
Tạm trữ, cấp đông, mở lối thoát cho ngành chăn nuôi lợn
Tạm trữ, cấp đông, mở lối thoát cho ngành chăn nuôi lợn

Vừa qua, hai Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương đã đề xuất một số giải pháp để cấp đông thịt lợn như lối thoát cho các hộ chăn nuôi lợn.

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An
Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An
Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An

Từ năm 2012, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hòa An đã áp dụng quy trình VietGAP vào chăn nuôi lợn. Việc áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đã bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), góp phần bảo vệ môi trường,...

Cúm A/H5N1 lại bùng phát sau một thời gian tạm lắng
Cúm A/H5N1 lại bùng phát sau một thời gian tạm lắng
Cúm A/H5N1 lại bùng phát sau một thời gian tạm lắng

07/11/2013 - 15:37 Ngày 6/11, UBND tỉnh Tiền Giang đã công bố dịch cúm H5N1 trên gia cầm tại 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Đông sau khi phát hiện hơn 1000 gia cầm nhiễm bệnh.