Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Quảng Trị phát triển kinh tế từ nuôi hươu

Cập nhật: 27/06/2020, 14:01:08

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Quảng Trị phát triển kinh tế từ nuôi hươu
Ảnh minh họa - nguồn internet

(Người Chăn Nuôi) - Mô hình nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản của xã miền núi Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho nông dân và góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Năm 2018, với tổng kinh phí trên 800 triệu đồng, từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới của quốc gia, xã Triệu Nguyên bắt đầu thực hiện mô hình nuôi hươu sao lấy nhung theo hình thức cá nhân và hộ gia đình. Đến nay đã có 19 hộ tham gia nuôi, với tổng đàn lên đến 58 con.

Trong quá trình nuôi hươu, các hộ dân đều được hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống, xây dựng chuồng trại. Đồng thời, được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc hươu, phòng trừ bệnh cho hươu, kỹ thuật trồng cỏ và trồng thêm một số cây trồng khác trong vườn nhà tạo nguồn thức ăn ổn định cho hươu.

Qua thời gian thực hiện mô hình, đến nay đàn hươu của các hộ dân phát triển ổn định, lớn nhanh, khỏe mạnh và tăng thêm trên 50% trọng lượng so thời điểm ban đầu. Một số hươu cái đã mang thai và sắp đẻ, hươu đực đã bắt đầu cho nhung. Trung bình một con hươu đực trưởng thành cho thu hoạch 0,7 - 0,8 kg nhung/lần, mỗi năm 2 lần. Nhung hươu sao được coi là nguyên liệu quý, được người dùng ưa chuộng, sản phẩm dễ bán, thị trường ổn định, giá cao. Với giá nhung trên thị trường dao động 12 - 15 triệu đồng/kg như hiện nay, mỗi con hươu sẽ cho thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/năm mà không tốn nhiều công sức.

Đánh giá về kết quả bước đầu của mô hình, ông Trương Văn Hoài, Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên cho biết, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung đang được xem là hướng đi tích cực trong phát triển kinh tế tại địa phương thông qua những kết quả ban đầu rất khả quan. Ngoài kỳ vọng nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, mô hình nuôi hươu sao lấy nhung sẽ mở ra hướng đi mới, tạo sản phẩm đặc trưng riêng của địa phương. Năm nay và những năm sau, địa phương có kế hoạch tăng thêm số lượng đàn. Vừa phát triển hươu đực để lấy nhung, vừa phát triển đàn hươu nái sinh sản nhằm giúp giảm chi phí mua con giống. Mặt khác, tăng cường tìm đầu ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân, tạo chuỗi liên kết trong sản xuất. “Thời gian tới, địa phương sẽ có kế hoạch đưa sản phẩm nhung hươu này tham gia vào chuỗi OCOP mỗi xã một sản phẩm, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong quá trình xây dựng nông thôn mới”, ông Hoài khẳng định.

Được biết, tiêu chí thu nhập là 1 trong 4 tiêu chí còn lại xã Triệu Nguyên đang phấn đấu đạt được trong năm 2020 để hoàn thành 19/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Vì thế, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình nuôi mới có triển vọng có ý nghĩa rất lớn đối với chính quyền và người dân. Địa phương đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí còn lại, giữ vững cũng như nâng cao các tiêu chí đã đạt được nhằm hoàn thành mục tiêu trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Đakrông.

Minh Dương


Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con

Ông Nguyễn Ngọc Danh (xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những nông dân sản xuất giỏi cấp huyện 3 năm liền. Với 10 công đất áp dụng mô hình sản xuất đa con, mỗi năm ông Danh lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiệu quả vượt trội từ chiết xuất mầm cỏ cà ri trên bò
Hiệu quả vượt trội từ chiết xuất mầm cỏ cà ri trên bò
Hiệu quả vượt trội từ chiết xuất mầm cỏ cà ri trên bò

Cỏ cà ri là một loại thảo mộc phổ biến ở các khu vực Trung Đông và Ấn Độ. Người dân bản địa đã sử dụng loại thảo mộc này để làm thức ăn và thuốc. Họ cũng đã dùng cỏ cà ri như một vị thuốc giúp tăng lượng...

Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi
Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi
Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi

Hiện nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh có xu hướng giảm về số lượng, ước khoảng trên 10% so với năm 2022. Cụ thể, tổng đàn lợn còn trên 300 nghìn con; đàn trâu, bò khoảng 30 nghìn con; đàn gia cầm hơn 7 triệu con...