(Người Chăn Nuôi) – Việc thiết kế xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển của đàn vịt nuôi, cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý chăm sóc cho người nuôi.
Diện tích phân bổ
Vị trí nuôi nên lựa chọn kết hợp khu vực xây dựng trang trại là nơi gần ao hồ, sông, suối… bởi vịt trời cần không gian bơi lội. Ðể đàn vịt phát triển tốt, khi chọn vị trí nuôi cần tránh các khu dân cư, khu công trình nhiều tiếng ồn, ô nhiễm rác thải.
Ðể nuôi 1.000 con vịt trời, tổng diện tích của khu trang trại phải là 1.000 – 10.000 m². Trên đó diện tích ô được phân bổ như sau:
– Diện tích chuồng úm cho vịt trời con 1 – 3 ngày tuổi từ 18 – 20 m². Với tỷ lệ mật độ diện tích đạt 0,018 – 0,02 m²/con.
– Ở 1 – 2 tuần tuổi, vịt có diện tích sống 100 – 120 m². Với mật độ diện tích đạt 0,10 – 0,11 m²/con.
– Vịt từ 3 tuần tuổi có diện tích sống 170 – 200 m². Với tỷ lệ mật độ 0,17 – 0,20 m²/con.
– Diện tích khu ăn của đàn vịt 50 – 70 m². Với tỷ lệ mật độ đạt 0,05 – 0,07 m²/con.
– Diện tích ao 50 – 70 m².
– Sân chơi 60 – 80 m² cho vịt con. Sân chơi dành cho vịt trời trên 3 tuần tuổi từ 100 – 120 m².
– Khu trồng cây xanh, cây ăn quả, vườn cây xanh xung quanh trang trại làm đẹp. Quy mô tuy vào diện tích chăn nuôi của từng khu vực trang trại.
– Diện tích kho chứa thức ăn 10 – 15 m².
Thiết kế chuồng trại
Nên làm chuồng trại thành các ô nhỏ riêng biệt. Việc chia ô có tác dụng phân loại độ tuổi của vịt. Những con vịt trời cùng lứa tuổi được nhốt trong cùng một ô bởi theo từng giai đoạn. Vịt trời có chế độ ăn khác nhau. Trung bình 1 ô chuồng khoảng 20 m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con vịt trời trong 2 tháng đầu. Ở các tháng tiếp theo sẽ giảm dần vì khi đó vịt trời lớn sẽ ảnh hưởng đến không gian chật chội. Mỗi ô chuồng sẽ được chia làm 2 phần chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng. Nhằm chia khu ăn uống riêng và nghỉ ngơi riêng cho vịt. 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế là phần cho vịt bơi lội.
– Chuồng trại úm vịt trời con cần cao ráo, có độ thoáng. Nhiệt độ giữ trong khoảng 24 – 350C. Bóng đèn sưởi treo cao cách mặt sàn 45 – 60 cm, tỷ lệ 1,8 – 2,5 m/bóng.
– Có đường thoát nước thải khi vệ sinh chuồng trại. Ðối với chuồng úm cần thiết kế tránh chó, mèo, chuột, rắn… có thể vào gây hại.
– Chuồng trại nuôi vịt trời giống 1 – 3 tuần tuổi cần có độ thoáng mát vào mùa nắng nóng. Ấm vào mùa đông đối với khu vực phía Bắc.
– Chuồng nuôi vịt trời có thể xây tường cách mặt nền chuồng 35 – 50 cm. Các mối liên kết được dựng bằng các cột trụ của chuồng nuôi và quây lưới xung quanh tạo độ thoáng mát. Tấm lợp chuồng có thể thiết kế bằng mái che lá, tôn cách nhiệt hoặc fibro xi măng.
– Ao tắm cần có chỗ thoát nước, các ao tù cần được thay nước thường xuyên để làm sạch khu tắm, các thức ăn không nên vứt nhiều xuống ao hồ tránh làm gây ô nhiễm nguồn nước, địa điểm.
– Vịt trời từ ao hồ lên khu sân chơi, nơi nghỉ ngơi trên mặt nước hoặc lên chuồng trại cần được thiết kế có độ thoải rộng.
– Các cây xanh trồng trong khu sân chơi, quanh khu chuồng trại tạo sự thoáng mát tự nhiên, cân bằng về không khí, môi trường.
– Các khu chuồng trong trang trại đi lại thuận tiện cho việc chăm sóc và theo dõi kiểm tra đàn vịt thường xuyên. Khu chứa thức ăn cần phải khô thoáng. Có giá kệ cách mặt nền 10 – 15 cm để tránh việc bảo quản thức ăn bị ẩm mốc. Tránh chuột bọ, các sinh vật khác sinh sống tại kho chứa thức ăn.
Nền chuồng
Giai đoạn vịt trời con 1 – 8 tuần tuổi nên nuôi trên nền. Trong 3 tuần đầu tiên nhốt vịt con trên nền sàn cứng (xi măng hoặc gạch) hoặc trên sàn lưới kích thước mắt lưới nhỏ 18 – 19 mm.
Ðến tuần 4, nền chuồng phải trải chất độn. Khi này có thể dùng rơm, rạ, trấu hoặc phôi bào… để làm chất độn chuồng nuôi. Trong lần đầu tiên trải lớp độn có độ dày 5 – 10 cm. Ðịnh kỳ thay chất độn chuồng hoặc trải thêm lên bằng một lớp mới để đảm bảo độn chuồng luôn khô, sạch.
Ðối với chuồng trại nuôi vịt trời thương phẩm, nên láng xi măng để thuận tiện cho việc vệ sinh. Hơn nữa, nếu muốn cho vịt nằm sạch sẽ, có thể đầu tư làm sập lỗ, nền lưới để khi xả nước có thể rửa trôi hết phân ra khu vực tập kết. Kích thước đường kính lỗ không quá lớn, tránh vịt lọt chân và bị kẹt.
Vị trí đặt máng uống cũng phải thoát nước nhanh vì vịt ăn, uống hay vẩy tung tóe. Máng ăn để trong chuồng nuôi, máng uống để ngoài sân chơi. Nuôi vịt trời phải có nguồn nước để vịt uống và bơi lội.
Khu vực bơi lội cho vịt, nên làm lỗ thoát nước thuận tiện cho việc vệ sinh, xả nước, thay nước sau này. Ðặc biệt, sân chơi phải có diện tích rộng gấp 2 – 3 lần chuồng nuôi và cũng phải láng xi măng cát hoặc lát gạch để hàng ngày tiện cho việc cọ rửa, làm vệ sinh.
Bích Hòa
Có thể bạn quan tâm
Mọi người ai cũng có thể phát triển chăn nuôi, nhưng để thành công không chỉ có quyết tâm mà người chăn nuôi phải có kiến thức biết thực hiện đúng qui trình kỹ thuật...
Từ năm 2013 đến nay, anh Tô Hồng Niêm, xóm Nà Poại, xã Lang Môn (Nguyên Bình) là một trong những tấm gương tiêu biểu của huyện trong phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Tuy nhiên, người nuôi cần phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt mới đảm bảo tạo ra sản phẩm hữu cơ.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET