Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Sau 1 năm Hà Nội “bắt tay” hợp tác

Cập nhật: 13/11/2013

 Ngày 30/1/2013, Sở NN-PTNT Hà Nội đã ký kết phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố về “Phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật và SX, tiêu thụ rau an toàn”.

Sau thời gian tổ chức ký kết, Sở NN-PTNT Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện các nội dung thỏa thuận trong các lĩnh vực thực hiện thỏa thuận với các tỉnh, thành phố. Kết quả cụ thể từng lĩnh vực thực hiện trong năm 2013 như sau:

Lĩnh vực phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật.

Chi cục Thú y thỏa thuận ký kết phối hợp với Chi cục Thú y 16 tỉnh, thành phố: Đã hình thành được cơ chế liên lạc giữa các tỉnh, thành phố về phối hợp trong công tác như thông tin về dịch bệnh động vật nguy hiểm, kiểm dịch vận chuyển.

Phần lớn số gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển lưu thông ra vào thành phố và các tỉnh, thành đã ký kết phối hợp được thực hiện như tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y tại nơi xuất phát, có đủ thủ tục kiểm dịch theo quy định, được cơ quan thú y các tỉnh phối kết hợp thực hiện chặt chẽ.

Ngoài ra, các tỉnh, thành phố còn tích cực trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tham quan học tập về cơ chế chính sách phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.


Hà Nội đã xây dựng được nhiều vùng chăn nuôi trọng điểm ngoài khu dân cư

Định kỳ hằng tháng, Chi cục Thú y các tỉnh cũng như Hà Nội trao đổi, cung cấp thông tin về các số liệu liên quan đến công tác dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên địa bàn, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, tình hình vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đi vào địa bàn Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh, thành phố để cùng phối hợp kiểm tra, giám sát, truy xuất nguồn gốc khi có yêu cầu…

Bên cạnh đó, đoàn cán bộ của Hà Nội đến trao đổi kinh nghiệm, phối hợp công tác với các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình… trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

Lĩnh vực SX và tiêu thụ rau an toàn

Chi cục BVTV Hà Nội thỏa thuận ký kết phối hợp với Chi cục BVTV 8 tỉnh, kết quả đã có 3/8 Chi cục BVTV của tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc và Sơn La ký thỏa thuận phối hợp về SX và tiêu thụ RAT với Chi cục BVTV Hà Nội. Cụ thể:

Với Chi cục BVTV Lào Cai: Đã thống nhất chọn sản phẩm rau bản địa, gồm rau cải mèo, su su, tương ớt… của 4 cơ sở để cung cấp cho Hà Nội.

Với Chi cục BVTV Vĩnh Phúc: Đã thống nhất chọn sản phẩm rau gồm ngọn su su, quả su su, mướp, bầu… của 3 cơ sở để cung cấp cho thị trường Hà Nội.

Với Chi cục BVTV Sơn La: Đã thống nhất chọn sản phẩm rau gồm quả su su, ngọn su su và cà chua của HTX 19/5, thị trấn Mộc Châu để cung cấp cho Hà Nội. Hiện nay, Chi cục BVTV Sơn La đang rà soát lại quy mô để triển khai thực hiện.

Căn cứ vào nội dung đã thống nhất, các Chi cục BVTV các tỉnh đang tập trung quản lý chỉ đạo SX tại các vùng. Trong tháng 10/2013, Chi cục BVTV Hà Nội sẽ bố trí các đoàn công tác lên làm việc đối với từng vùng để kiểm tra thực địa SX, tư vấn tham mưu, thống nhất hình thức bao gói sản phẩm phục vụ truy xuất nguồn gốc và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản

Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản Hà Nội thỏa thuận ký kết phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản của 15 tỉnh, thành phố và phối hợp với 10 Chi cục các tỉnh triển khai xây dựng mô hình an toàn thực phẩm nông lâm sản theo chuỗi có sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình và Sơn La.

Công tác kiểm tra: Đã tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn trong kinh doanh tại 29 cơ sở tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản trong mô hình chuỗi.

Lấy mẫu sản phẩm giám sát an toàn thực phẩm: Tiến hành lấy 20 mẫu sản phẩm trong đó có 11 mẫu rau, 5 mẫu chè, 4 mẫu thịt gà. Hiện đã có kết quả phân tích 4 mẫu, trong đó có 3 mẫu rau, 1 mẫu thịt gà. Các mẫu trên đều có kết quả các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép.

Trong thời gian tới, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản Hà Nội tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm và hướng dẫn các cơ sở kinh doanh tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; kiểm tra đánh giá, phân loại và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh thuộc mô hình chuỗi.

 

Bên cạnh đó các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm Phát triển chăn nuôi, Trung tâm Phát triển cây trồng) đã xây dựng các mô hình SX lúa hàng hóa chất lượng cao, cây ăn quả đầu dòng, vùng chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh, chăn nuôi, trồng trọt theo VietGAP nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, an toàn thực phẩm.

Phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh, thành phía Bắc giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm SX, xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

 

 

Có thể bạn quan tâm

Phát triển gia súc ăn cỏ: Nhiều cơ hội, lắm thách thức
Phát triển gia súc ăn cỏ: Nhiều cơ hội, lắm thách thức
Phát triển gia súc ăn cỏ: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

(Người Chăn Nuôi) - Được đánh giá là ngành hàng có lợi thế nhưng đến nay, ngành chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ ở Việt Nam phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế
Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế
Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế

(Người Chăn Nuôi) - Dù không tránh khỏi tác động của dịch bệnh cũng như bất ổn của thị trường, thế nhưng, đàn gia cầm của nước ta vẫn duy trì tương đối ổn định trong thời gian qua. Ngành hàng này đang tích cực khắc phục các điểm yếu...

Trung Quốc điều chế thành công vắcxin cúm H7N9
Trung Quốc điều chế thành công vắcxin cúm H7N9
Trung Quốc điều chế thành công vắcxin cúm H7N9

26/10/2013 | 21:58:00 Trung tâm Phòng chống cúm quốc gia Trung Quốc ngày 26/10 tuyên bố đã điều chế thành công vắcxin phòng chống bệnh cúm gia cầm chủng H7N9.