Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tấm gương nông dân sản xuất giỏi

Cập nhật: 27/01/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Những năm gần đây, từ phong trào thi đua phát triển kinh tế, xã Vạn Yên (huyện Mê Linh) đã xuất hiện một số mô hình kinh tế phát triển đa dạng, làm ăn hiệu quả và nhiều tấm gương nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương bằng đôi tay, khối óc của mình. Anh Phạm Quang Đạt ở thôn Tiên Đài, xã Vạn Yên, huyện Mê Linh là một trong những người như thế.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, từ khi lập gia đình đến nay, vợ chồng anh Đạt không rời bỏ nghề nông, kinh tế khó khăn phải nuôi 2 con còn nhỏ đang tuổi ăn học nên cái nghèo vẫn cứ mãi đeo bám. Trong hoàn cảnh gia đình như vậy, là lao động chính trong gia đình, anh Đạt nhiều đêm suy nghĩ, tìm hướng đi mới phát triển kinh tế, làm thế nào để thoát khỏi cảnh khó khăn, vươn lên làm giàu bằng sức lao động và trí óc của mình. Với ý tưởng muốn thoát khó khăn thì không có cách nào khác là phải đổi mới cung cách làm ăn, không thể độc canh cây lúa mà phải chuyển địch cơ cấu vật nuôi cây trồng, anh Đạt là người tiên phong trong phong trào phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trong nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao ở địa phương. Đây là cách làm có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng địa phương, mà các nơi khác đã thực hiện thành công.

Với phương châm "lấy công làm lời, sống tiết kiệm", vợ chồng anh chăm chỉ làm ăn, quyết tâm thực hành tiết kiệm với cách làm là phát triển đa dạng sản xuất và để tạo vốn tích luỹ vươn lên mở rộng quy mô sản xuất. Theo đó, anh Đạt chọn chăn nuôi gà, ngan với số lượng 2.500 con, cùng với việc gà đẻ cho ấp trứng và bán gà giống cho các hộ chăn nuôi trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình là 14 thước (tức chưa đầy 1 sào), bình quân trong một năm tổng thu nhập từ là 270 triệu đồng.

Ngoài chăn nuôi gà, ngan, vợ chồng anh quyết định đầu tư chăn nuôi chim bồ câu, với phát triển mô hình nuôi chim bồ câu bố mẹ để cung cấp thịt và chim giống, ban đầu anh chỉ nuôi một vài cặp để theo dõi quá trình phát triển cũng như sự thích ứng môi trường và thức ăn của chim. Qua quá trình nuôi thử, thấy bồ câu Pháp dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, chủ yếu là thóc và ngô, thịt là thực phẩm giàu dinh dưỡng có nhu cầu sử dụng cao, lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc, anh bắt đầu mua chim giống về nuôi.

Anh Đạt cho hay, nuôi bồ câu không vất vả nhưng phải chú trọng vào khâu đầu tư chuồng trại và thức ăn. Bồ câu cần không gian thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống phải đều đặn. Là loài có đặc tính sinh trưởng mạnh nên cần cho chúng ăn 2 bữa một ngày là sáng và chiều tối. Bồ câu Pháp ăn nhiều, thường ăn các thức ăn có sẵn như lúa, gạo, bắp nghiền…“Thông thường nên trộn thức ăn với tỷ lệ một cám - một bắp - 2 lúa. Cám cho bồ câu ăn phải là cám gà đẻ, không nên cho ăn cám gà thịt. Bởi, cám gà đẻ chỉ chứa đạm, cám gà thịt thì chứa nhiều chất béo, nếu con mẹ ăn thì sinh sản kém, mà con con ăn, thịt về sau sẽ có nhiều mỡ”.

Với đặc điểm sinh học của bồ câu Pháp là loại rất ít dịch bệnh, thường thì một tuần vệ sinh chuồng trại một lần, nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu có thể đẻ tới 7-8 lứa một năm, mỗi lứa 2 trứng một ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi có thể bán tổng cộng là 45 ngày. Bên cạnh đó, so với bồ câu sẻ thì nuôi bồ câu Pháp có nhiều lợi thế hơn. Cùng một chế độ ăn, chăm sóc, thời gian để xuất bán nhưng bồ câu Pháp đạt trọng lượng nặng hơn, giá cũng cao hơn từ 15.000 đến 20.000 đồng một cặp.

Chia sẻ về những kinh nghiệm làm ăn của mình, anh Phạm Quang Đạt cho biết, là một nông dân, làm cái gì cũng vậy, nhưng trước hết là phải tiết kiệm. Thứ hai, phải biết trồng cây gì, nuôi con gì để phù hợp với điều kiện tự nhiên thổ nhưỡng của địa phương và mạnh dạn mở rộng quy mô, phát triển đa dạng các loại hình sản xuất. Điều quan trọng nữa là nhà nông phải biết cập nhật tin tức về giá cả, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế.

Với việc phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, từ một nghèo khó, kinh tế gia đình anh giờ đã có của ăn của để. Nhìn vợ chồng anh lao động quần quật suốt ngày mới thấy hết ý chí và nghị lực của một tấm gương nông dân với ước mơ làm giàu bằng đôi tay và khối óc của mình. Bản thân anh là một trong những tấm gương sáng về nghị lực vượt khó vươn lên, xứng đáng để mọi người học tập và noi theo. Là hội viên Hội nông dân và với ý thức của một công dân ở địa phương, anh Đạt cũng thường xuyên tham gia tích cực các hoạt động xã hội, sẵn sàng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất cho bà con. Hy vọng ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương như thế trên quê hương thuần nông để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thay đổi diện mạo làng quê và xây dựng nông thôn mới.

Thu Thủy


Có thể bạn quan tâm

Thành công đến từ chiến lược cho ăn
Thành công đến từ chiến lược cho ăn
Thành công đến từ chiến lược cho ăn

(Người Chăn Nuôi) - “Flock Award” là giải thưởng hàng năm được trao cho các công ty chăn nuôi hoạt động hàng đầu ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Mỹ...

Xử lý bệnh đóng dấu heo
Xử lý bệnh đóng dấu heo
Xử lý bệnh đóng dấu heo

(Người Chăn Nuôi) - Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở heo 3 - 12 tháng tuổi, thường xuất hiện vào mùa nóng khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết và các yếu tố stress khác.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn

Trong khi nhiều chủ trang trại nuôi lợn khác đang phải đau đầu với bài toán lỗ lãi thì trang trại của chị Hoa vẫn thu về 6 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm