Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tăng cường phòng chống dịch tai xanh

Cập nhật: 27/10/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
  Phòng tránh dịch lợn tai xanh: Triển khai đồng bộ 5 biện pháp
Tại hội thảo, các hộ nông dân đã được ông Cấn Xuân Bình - Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cùng các chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực thú y chia sẻ những biện pháp cần thiết trong việc phòng, chống dịch bệnh tai xanh trên đàn lợn. Trong đó, các nội dung như: Các quy định của pháp luật về công tác phòng chống dịch; cách nhận biết và biện pháp phòng chống; các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước về phòng, chống dịch bệnh tai xanh... Bên cạnh đó, hộ nông dân cũng được cung cấp những giải pháp cơ bản để phòng chống dịch lợn tai xanh như tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh tiêu độc, khử trùng thường xuyên cho chuồng trại chăn nuôi. Đặc biệt, việc mua con giống có nguồn gốc rõ ràng và kiểm soát tốt tình hình chăn nuôi, dịch bệnh trên địa bàn…

Theo Chi cục Thú y Hà Nội, hiện Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tổng đàn vật nuôi. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn chiếm tỷ lệ cao (hơn 60%) do đó gây khó khăn cho quản lý, giám sát dịch bệnh. Ngoài ra, Chi cục Thú y Hà Nội việc kiểm soát lưu thông chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng buôn bán, kinh doanh động vật, sản phẩm động vạt nhiễm bệnh vào địa bàn thành phố. Vì vậy, nguy cơ tái phát dịch tai xanh là khá cao.

 

* Cũng trong sáng 26/10, tại Hội chợ Chăn nuôi - Thú y - Thủy sản Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa. Hội thảo do Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội và Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học và trên 50 hộ chăn nuôi bò sữa lớn trên địa bàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, chăn nuôi bò sữa là một trong ít lĩnh vực trong chăn nuôi có lãi và hiệu quả kinh tế ổn định những năm qua. Tuy nhiên, về cơ cấu giống bò sữa thuần chủng của thành phố mới đạt 10% và việc ứng dụng kỹ thuật tinh phân li (tinh phân biệt giới tính) còn hạn chế. Do đó, thời gian tới để tiếp tục nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò sữa cần tích cực phát triển chăn nuôi theo quy mô vùng, tập trung và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là trong khâu chọn giống. Mục tiêu đề ra đến năm 2020 đàn bò sữa của Hà Nội tăng lên đạt 25.000 con.
Thiên Tú

Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11
Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11
Hỗ trợ 8 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 10, 11

03:43 CH, 17/11/2013 (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vaccine và hóa chất sát trùng hỗ trợ 8 địa phương khắc phục hậu quả do bão số 10, số 11 gây ra.

Chăn nuôi miền Bắc điêu đứng vì rét
Chăn nuôi miền Bắc điêu đứng vì rét
Chăn nuôi miền Bắc điêu đứng vì rét

Chỉ trong vài ngày, thống kê thiệt hại trâu bò chết vì rét ở các tỉnh phía Bắc đã tăng vùn vụt. Đến chiều 12/1, tổng số trâu bò chết đã lên gần 4.400 con, tăng gần 2.000 so với một ngày trước đó.

6 giải pháp dinh dưỡng cho gia cầm nhiễm cầu trùng
6 giải pháp dinh dưỡng cho gia cầm nhiễm cầu trùng
6 giải pháp dinh dưỡng cho gia cầm nhiễm cầu trùng

(Người Chăn Nuôi) - Ngoài các biện pháp can thiệp về thú y và các chương trình quản lý, thì dinh dưỡng là một trong ba con đường giúp kiểm soát bệnh cầu trùng. Dưới đây là một số hợp chất đã và đang được chứng minh là mang lại...