Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tây Hòa: Một nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp

Cập nhật: 21/10/2017

Ông Nguyễn Văn Tân kiểm tra chất lượng ba ba trước khi xuất bán - Ảnh: THIÊN LÝ

“Dám nghĩ dám làm”, nông dân Nguyễn Văn Tân (58 tuổi) ở thôn Phú Diễn Trong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, đã mạnh dạn đầu tư sản xuất mô hình kinh tế tổng hợp với mức thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.

Cuộc sống gia đình khó khăn, từ nhỏ, ông Tân đã phải bươn chải kiếm sống nuôi bản thân. Đến năm 30 tuổi, ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ánh là người xã Hòa Đồng, nơi ông gắn bó cho đến tận bây giờ. Từ đó, ông Tân xin một chân chăn vịt ở xứ “vịt chạy đồng” Hòa Đồng để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Mỗi tháng ông kiếm được hơn 200.000 đồng từ công việc chăn vịt thuê và tranh thủ làm công việc đồng áng nhưng cuộc sống vẫn bấp bênh.

Trong những ngày lam lũ, đội nắng mưa đi chăn vịt, ông Tân luôn trăn trở: “Nghề nuôi vịt chạy đồng lắm phần vất vả, cực nhọc. Đời người chăn vịt, mấy ai được sung sướng, ăn bờ ngủ bụi, lăn lóc gió sương, có khi phải ở xa nhà mà thu nhập không có là bao”. Vậy nên sau 6 năm gắn bó với nghề nuôi vịt chạy đồng, ông Tân quyết định nghỉ về nhà, mở xưởng mộc nhỏ. Ông Tân chọn công việc ít người thợ mộc nào muốn làm, đó là đóng áo quan cho người quá cố. Nghề thợ mộc này cũng vất vả không kém nghề chăn vịt chạy đồng, nhưng được cái không phải dầm mưa dãi nắng, hơn nữa đây là công việc tích nhiều công đức.

Vừa làm xưởng mộc và dịch vụ cho người quá cố, ông Tân tận dụng diện tích đất vườn nhà để trồng cỏ, đầu tư xây dựng chuồng nuôi 3 con bò sinh sản. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi, ông Tân mở rộng quy mô nuôi bò, “lấy ngắn nuôi dài”, lợi nhuận thu được tái đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng đàn. Những tưởng mọi việc suôn sẻ, công sức, tiền của đầu tư vào đàn bò trong hơn chục năm trời gần như “đổ sông đổ biển” vì bò rớt giá thê thảm vào những năm 2014-2015. Tiền bán bò không bù đủ chi phí chăn nuôi khiến nhiều hộ, trong đó có gia đình ông Tân lỗ chổng gọng. Không nản chí, ông Tân cố gắng khắc phục khó khăn về kinh tế, tiếp tục “dồn” vốn tái đàn bò. Nhờ đó, đến nay ông Tân mới gầy được đàn bò hơn 20 con.

Với bản tính hay lam hay làm, ông Tân luôn tìm tòi học tập những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả để áp dụng cho gia đình. Nhận thấy nuôi ba ba mang lại lợi nhuận khá hấp dẫn nên từ năm 2011, ông Tân tìm hiểu và thử nghiệm nuôi con vật này. Hiện tại, ông Tân đã xây dựng hồ nuôi hơn 450 con ba ba với diện tích hơn 40m2. Con ba ba thương phẩm có giá 250.000 đồng/kg. Mỗi năm, ông bán ba ba thu được hơn 20 triệu đồng.

Trên tổng diện tích hơn 1.000m2 vườn nhà, ngoài hồ nuôi ba ba, nuôi bò, từ năm 2016 ông Tân còn xây thêm hồ nuôi chình, lươn và đang nuôi thử nghiệm cá hải tượng. Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, bên cạnh việc phải có nguồn vốn đầu tư chuồng trại, con giống, theo ông Tân, điều quan trọng là phải có kiến thức khoa học kỹ thuật, chủ động phun thuốc khử trùng chuồng trại, tiêm phòng dịch bệnh cho gia súc từ khi vật nuôi còn nhỏ, thay nước định kỳ, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, hồ bể thông thoáng, sạch sẽ. “Từ làm xưởng mộc, chăn nuôi bò, nuôi ba ba thương phẩm…, trừ các chi phí, gia đình tôi có thu nhập khấm khá, khoảng 100 triệu đồng mỗi năm”, ông Tân vui vẻ cho biết.

Ông Mai Văn Hải, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Đồng, cho biết: “Ông Nguyễn Văn Tân là một trong những tấm gương nông dân điển hình về đi đầu trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, mạnh dạn làm giàu trên địa bàn xã. Không chỉ làm kinh tế gia đình giỏi, ông Tân còn giúp nhiều người dân ở địa phương có việc làm, thu nhập ổn định”.

Thiên Lý/Báo Phú Yên

 

 


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc cừu sinh sản
Chăm sóc cừu sinh sản
Chăm sóc cừu sinh sản

(Người Chăn Nuôi) - Việc cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và nắm vững các kỹ thuật chăm sóc, xử lý khi cừu sinh sản sẽ giúp tạo ra những con giống chất lượng, khỏe mạnh và mang lại năng suất kinh tế cho người nuôi.

Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê
Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê
Xử lý bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa ở dê

(Người Chăn Nuôi) - Dê là nguồn thực phẩm rất giá trị, vì vậy đây là đối tượng giúp cho người dân có nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, dê rất dễ gặp bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa, bệnh làm cho dê sinh...

Năm 2018, ngành chăn nuôi được mùa, được giá
Năm 2018, ngành chăn nuôi được mùa, được giá
Năm 2018, ngành chăn nuôi được mùa, được giá

Sau khủng hoảng giá thịt lợn năm 2017, trong năm 2018, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã phục hồi và phát triển trở lại. Theo các chuyên gia, năm 2018 ngành chăn nuôi đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, có thể gọi là một...