Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật phát triển giống vật nuôi

Cập nhật: 15/01/2022, 13:44:14

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật phát triển giống vật nuôi
Trang trại chăn nuôi gia súc tại xã Mậu Lâm (Như Thanh).

Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) nghiên cứu chọn tạo giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao để sản xuất, cung ứng cho thị trường. Qua đó, từng bước kiểm soát nguồn giống, hạn chế dịch bệnh, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi Thanh Hóa (thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa) là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu, chọn tạo các giống vật nuôi mới. Trung tâm đã đầu tư hệ thống sản xuất tinh đông lạnh cho trâu, bò; cung ứng ni tơ, tinh trâu, bò được phối bằng tinh bò Zebu, Droughtmaster, Red Agus và BBB để các đơn vị, địa phương phát triển đàn bò thịt chất lượng cao; chọn tạo các giống gà, vịt hậu bị... Hằng năm, trung tâm cung ứng được 300 con trâu, bò đực giống; 12 nghìn gà, vịt hậu bị; 25 nghìn liều tinh trâu, bò,... Bên cạnh đó, ứng dụng KHKT để lưu giữ, bảo tồn và phát triển gen của một số giống vật nuôi quý hiếm; đồng thời, nhân, cải tạo, sản xuất các dòng, giống vật nuôi mới;... Chủ trì và phối hợp với đơn vị, địa phương để chuyển giao KHKT mới phục vụ phát triển các mô hình chăn nuôi.

Là địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, mỗi năm huyện Như Thanh đã tổ chức phối giống cho 600 đến 800 con trâu, bò cái sinh sản để nâng cao tầm vóc đàn gia súc cũng như hạn chế dịch bệnh. Các biện pháp KHKT đã được áp dụng, như: sử dụng tinh bò nhóm Zebu thuần phối giống cho đàn bò nội để nâng cao tầm vóc; sử dụng tinh bò BBB phối giống với bò cái lai Zebu để tạo đàn bò thịt; sử dụng tinh trâu nội và tinh trâu Murrah để phối giống cho đàn trâu cái,... Việc ứng dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia súc đã hạn chế tối đa lây lan bệnh tật, khắc phục sự chênh lệch tầm vóc, khối lượng, nguồn con giống được kiểm soát, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân. Hầu hết con lai F1 sau khi được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đều có tầm vóc cao hơn so với giống gia súc địa phương từ 20 – 30%...

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 3.300 trang trại chăn nuôi và chục nghìn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với tổng đàn trâu 190.000 con, đàn bò hơn 265.000 con, đàn lợn hơn 1,1 triệu con và đàn gia cầm 23 triệu con. Để duy trì, phát triển đàn vật nuôi, mỗi năm nhu cầu con giống phục vụ chăn nuôi trong toàn tỉnh khoảng 7,2 triệu con giống gia cầm, gần 300.000 con lợn giống. Năm 2021, để nâng cao năng suất, chất lượng con nuôi, các địa phương đã thực hiện thụ tinh nhân tạo được 27.000 liều tinh bò; 2.500 liều tinh trâu Murrah Ấn Độ; tỷ lệ đàn bò lai Zebu đạt 63%; du nhập một số giống bò BBB, Droughtmaster, RedAgus và tinh đông lạnh để phối giống với đàn bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò. Ngoài ra, toàn tỉnh có 2 cơ sở nghiên cứu giống gia cầm; du nhập giống gia súc, gia cầm có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; thực hiện phối giống với bò cái nền lai Zebu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng đàn bò thịt; các giống tiến bộ kỹ thuật đạt hơn 85% đó là gà, vịt siêu trứng.

Từ việc ứng dụng KHKT đã tạo nên nhiều giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, từ đó, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh ta phấn đấu có 26 triệu con gia cầm, đáp ứng được 60% nhu cầu con giống; duy trì tổng đàn 1,2 triệu con lợn và được cung cấp khoảng 70% nhu cầu con giống trở lên. Vì vậy, để hiện thực hóa mục tiêu trên cần có những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nguồn giống phục vụ người chăn nuôi. Đẩy mạnh áp dụng KHKT trong phát triển nguồn giống, như: thụ tinh nhân tạo, lưu trữ, bảo vệ nguồn gen; hàng năm, tổ chức tốt việc bình tuyển, quản lý đàn lợn giống cấp bố mẹ, đàn bò cái đủ tiêu chuẩn để sản xuất giống thương phẩm phục vụ sản xuất. Với những hộ chủ động được con giống, cần chú trọng đầu tư xây dựng chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo phương pháp sinh học, tiêm phòng vắc-xin định kỳ. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi cần đầu tư chuồng trại khép kín, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiếp cận với các giống mới có năng suất, chất lượng để nâng cao hiệu quả chăn nuôi,...

Bài và ảnh: Lê Ngọc
Nguồn: Báo Thanh Hóa


Có thể bạn quan tâm

Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê

Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bướ đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.

Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê
Nông dân đổi đời nhờ làm giàu từ nuôi dê

Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bướ đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.

Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt xiêm trên ‘nhà sàn’
Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt xiêm trên ‘nhà sàn’
Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt xiêm trên ‘nhà sàn’

Với diện tích chuồng chưa đầy 50m2, nhưng mỗi tháng đã mang về cho ông Nguyễn Thanh Bạc, ở ấp Xẻo Môn, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), thu nhập trên 4 triệu đồng từ việc bán vịt xiêm thịt.