Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tiềm năng con nuôi “phụ”

Cập nhật: 05/12/2020, 14:52:08

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Tiềm năng con nuôi “phụ”
Ðà điểu dễ nuôi, lợi nhuận cao - Ảnh: Xuân Trường

(Người Chăn Nuôi) - Lâu nay, nói đến chăn nuôi, người ta thường chỉ nghĩ đến heo, gà, vịt, mà “bỏ quên” nhiều loài tiềm năng khác. Thế nên, mặc dù chỉ là con nuôi phụ, nhưng nhiều đối tượng đang khẳng định vai vế trong ngành chăn nuôi khi mang về hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tuy nhiên, việc mở rộng phát triển những mô hình này gặp không ít thách thức.
Dễ nuôi…

Năm 1995, trong một chuyến công tác, ông Nguyễn Công Tạn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT khi đó đã đưa 100 quả trứng đà điểu đầu tiên giống châu Phi từ Zimbabwe về Việt Nam; Năm 1997, Nhà nước chính thức phê duyệt Dự án Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam; Năm 2004, Hiệp hội Chăn nuôi đà điểu được thành lập… Ðây được coi là những bước ngoặt quan trọng để mở rộng các mô hình nuôi đà điểu ở nước ta.

Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, việc nuôi đà điểu ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh. Bởi nước ta có điều kiện thuận lợi, có rất nhiều vùng sinh thái chưa phát huy hết tiềm năng như đồi núi trung du các tỉnh phía Bắc, các vùng bãi cát hoang hóa thuộc duyên hải Trung và Nam Trung Bộ… rất thích hợp để phát triển mô hình nuôi đà điểu với số lượng lớn.

Anh Nam, chủ một mô hình nuôi tại Ba Vì cho biết, thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8 - 10 tháng, trọng lượng khi này của đà điểu đạt 80 - 100 kg. Ðà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng, sản lượng khoảng 40 - 45 quả/năm, trọng lượng trứng dao động từ 0,8 - 1,8 kg/quả. Ðà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh. Thức ăn chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc… đều là những loại dễ kiếm, dễ trồng. Hơn nữa, đà điểu có sức đề kháng tốt, nguy cơ chết do dịch bệnh thấp.

Ngoài đà điểu, chim trĩ cũng đang được nhiều người dân đầu tư để phát triển kinh tế gia đình. Tại Cần Thơ, mô hình nuôi chim trĩ của anh Vũ Văn Hạnh ở phường Long Hưng, quận Thốt Nốt đang thu hút nhiều người quan tâm về tính hiệu quả.

Theo anh Hạnh, so với các loại gia cầm được nuôi phổ biến khác như gà, vịt… chim trĩ dễ nuôi hơn, lại ít tốn công chăm sóc, chi phí nuôi cũng thấp hơn. “So sánh bình quân 200 con gà 1 tuần tuổi, 1 ngày tiêu thụ 10 kg thức ăn; 200 con chim trĩ cũng 1 tuần tuổi, 1 ngày chỉ tiêu thụ 3 - 4 kg thức ăn”, anh Hạnh cho biết thêm. Hơn nữa, chim rất ít khi mắc bệnh, nếu có cũng chủ yếu là bệnh phổi và E.coli, dễ điều trị. Tuy nhiên, đây là loài chim hoang dã có tập tính khác thường, cần phải nắm rõ kỹ thuật nuôi để đạt năng suất cao, ít hao hụt.

Cũng theo anh Hạnh, với cùng một công chăm sóc, cùng chi phí thức ăn, 1 cặp chim trĩ có thể mang lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần gia cầm. Việc nuôi chim trĩ hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống của người nông dân nếu biết cách chăn nuôi và đầu tư đúng cách.

… nhưng khó bán

Theo một số chủ mô hình nuôi các đối tượng này, mặc dù đà điểu và chim trĩ đều dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, lợi nhuận mang lại hàng năm cao. Tuy nhiên, thị trường đầu ra cho các đối tượng này vẫn rất hạn chế, chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, tiêu thụ trong dân vẫn chưa nhiều. Hơn nữa, chi phí đầu vào trong phát triển nuôi các đối tượng này cũng khá cao.

Với đà điểu, do đối tượng này sống quen trong môi trường hoang dã nên rất sợ tiếng ồn, do đó, chuồng trại phải tách biệt với khu dân cư. Ðây là giống ưa chạy nhảy nên chuồng phải có diện tích rộng, nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt. Hơn nữa, thịt đà điểu hay các sản phẩm của đà điểu đều có giá cao nên khá kén khách hàng. Trên thị trường hiện nay, đà điểu giống có giá 2,2 triệu đồng/con, trứng đà điểu có giá 150.000 đồng/quả (trứng thịt) và 450.000 đồng/quả (có phôi) để ấp nở. Thịt đà điểu nếu bán hơi có giá 90.000 - 110.000 đồng/kg, còn bán thịt là 250.000 - 270.000 đồng/kg.

Với chim trĩ, hiện giá bán con giống chim trĩ 1 ngày tuổi từ 35.000 - 40.000 đồng/con, chim 1 tháng tuổi có giá 100.000 đồng/con, chim thương phẩm 230.000 - 240.000 đồng/kg.

Hơn nữa, một nguyên nhân được chỉ ra là tuy đà điểu hay chim trĩ không khó nuôi, không cần nhiều nhân lực, nhưng cần vốn lớn vì chi phí xây dựng chuồng trại và mua con giống đều rất cao. Quan trọng hơn là phải hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật chăn nuôi chúng, bởi nếu không chắc chắn việc nuôi không thành công và nếu rủi ro thất bại thì thiệt hại kinh tế lớn.

Do vậy, để có thể mở rộng những đối tượng nuôi này, một chuyên gia trong ngành cho rằng, rất cần bàn tay của Nhà nước với những chủ trương, chính sách đồng bộ, dài hơi, với từng bước triển khai cụ thể. Quan trọng hơn, cần phải có thị trường tốt với chiến lược xa là hướng tới xuất khẩu.

Phan Thảo


Có thể bạn quan tâm

Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập ổn định
Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập ổn định
Nuôi dê nhốt chuồng thu nhập ổn định

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, gia đình anh Phan Trí Khái, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền (TP. Cần Thơ) có nguồn thu nhập ổn định hàng năm.

Kỹ thuật nuôi bò Kobe - F1
Kỹ thuật nuôi bò Kobe - F1
Kỹ thuật nuôi bò Kobe - F1

(Người Chăn Nuôi) - Hiện nay, ở nước ta những giống bò ngoại chuyên thịt được nuôi phổ biến ở các địa phương. Ưu điểm của các giống này là chúng có tốc độ sinh trưởng và tăng trọng lớn, tỷ lệ thịt khá cao (trên 60%) và phẩm chất...

Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc
Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc
Lại phát hiện quýt, thịt gà nhiễm độc

Sự kiệnThứ Hai, 09/12/2013 - 12:40 (Dân trí) - Kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nông lâm thủy sản gần đây đã phát hiện một số mẫu củ cải trắng, quýt và cà rốt có lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép; một số mẫu thịt gà nhiễm khuẩn...