Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh

Cập nhật: 01/01/2022, 14:23:28

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh
Lựa chọn nguyên vật liệu để ủ thức ăn là rất quan trọng

(Người Chăn Nuôi) - Tận dụng các phụ phẩm có sẵn tại địa phương để ủ thức ăn chăn nuôi bằng men vi sinh hoạt tính được xem là giải pháp mang lại nhiều hiệu quả nhờ tiết kiệm được chi phí thức ăn, vật nuôi phát triển tốt và không ảnh hưởng đến môi trường.

Phương pháp lên men ướt
Đây là một phương pháp khá dễ thực hiện, không tốn quá nhiều công sức, dù trong điều kiện nào cũng nhanh lên men, có thể lên men cả bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Dùng nuôi heo, bò, gà thả vườn, vịt ngan…

Nguyên liệu chuẩn bị gồm 100 kg bột ngô hoặc cám gạo, 100 lít nước sạch và 0,5 kg men ủ vi sinh.

Cách thực hiện

Bước 1: Lấy 0,5 men ủ vi sinh trộn cùng 4 kg bột ngô hay cám gạo, sau đó cho vào thùng nước sạch 100 lít. Nên sử dụng loại không có sắt, không bị nhiễm mặn. Khuấy đều tất cả lên rồi để trong vòng 1 giờ.

Bước 2: Cân số nguyên liệu còn lại rồi trộn sơ qua cho đều, đổ từ từ vào trong thùng nước có men đến khi nào hết hoặc thấy nước hơi ngập phần mặt bột là được. Trường hợp thấy khô, thiếu nước thì thêm vào, thừa nước thì bỏ bớt. Trước khi đổ bột vào trong thùng phải khuấy để men được tan hết.

Bước 3: Để hở miệng 4 - 5 giờ rồi mới đậy kín thùng lại.

Bước 4: Mùa đông cần đặt thùng thức ăn vào khu vực ấm, còn mùa hè nên để ở nơi thoáng mát để thức ăn được lên men tốt hơn.

Với cách ủ cám gạo này thì tùy vào điều kiện thời tiết mà thời gian lên men sẽ nhanh hay chậm. Nếu nhiệt độ khoảng 300C thì cần khoảng 24 giờ. Còn nhiệt độ từ 300C trở xuống thì phải mất 24 - 28 giờ. Ngửi mùi, đảm bảo thơm mát và chua nhẹ là đã thành công.

Lưu ý: Khi thức ăn lên men sẽ đẩy lên trên nên khi cho bột không được cho quá đầy mà phải đảm bảo cách miệng thùng chừng 15 cm. Mùa thu và mùa đông tiết trời mát mẻ nên có thể thực hiện 1 lần lên men rồi để cho vật nuôi ăn vài ngày. Còn nếu trời nóng, nhiệt độ trên 300C thì tốt nhất chỉ nên cho ăn kéo dài khoảng 2 ngày dù áp dụng cách ủ cám ngô cho gà hay bất kỳ loài vật nào khác. Trường hợp thùng lên men có lọt bọt khí hoặc bị mở ra nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng bị nấm trắng trên mặt. Do đó nhớ đậy kín thùng lên men và chỉ nên cho lên men một lượng thức ăn đủ để dùng trong 1 - 2 ngày vào 1 thùng là được. Phải nhấn chìm bột ở trên xuống để giúp nó trộn đều với dịch lên men ở dưới.

Phương pháp lên men ẩm
Đây là phương pháp dùng men ủ thức ăn chăn nuôi được ưa chuộng hiện nay. Theo đó, đòi hỏi điều kiện lên men chặt chẽ hơn phương pháp ủ ướt, cũng tốn công hơn, thích hợp dùng khi lên men cho các loại bột, không phù hợp sử dụng cho bã đậu, bã sắn. Ưu điểm của phương pháp này là có thể ủ được trong bao tải đầy tiện lợi và tiết kiệm. Cách thực hiện như sau: 100 kg bột ngô hay cám gạo, 0,5 kg men ủ vi sinh và 35 lít nước sạch

Cách thực hiện

Bước 1: Cho 0,5 men ủ vi sinh và 2 kg bột ngô hay cám vào trong chiếc thùng có chứa 35 lít nước sạch. Khuấy hỗn hợp nguyên liệu hòa quyện vào nhau rồi để trong vòng 1 giờ để thu được nước men.

Bước 2: Trộn ngô, cám cho đều, sau đó tưới nước men lên. Sử dụng xẻng trộn qua lần đầu, sau đó dùng sàng hoặc tay để xoa giúp cho bột tơi và đảm bảo độ ẩm được đồng đều. Trong một số cơ sở chăn nuôi lớn cần lượng thức ăn chăn nuôi nhiều có thể trang bị thêm máy trộn. Cách thực hiện thiết bị này cũng tương đối đơn giản, chỉ cần cho nguyên liệu vào trong máy trộn rồi trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn đến khi nào bột tơi và thấy độ ẩm đồng đều là được.

Bước 3: Cho nguyên liệu trộn được vào thùng hay bao tải có lót nilon nhưng không được lèn và dỗ chặt. Để hở miệng thùng, bao tải trong 5 - 6 giờ rồi sau đó mới buộc chặt. Đặt nó ở nơi ấm áp nếu trời lạnh hoặc nơi thoáng mát nếu trời nóng.

Tùy nhiệt độ ngoài trời mà thời gian ủ lên men có thể sẽ khác nhau. Giả sử nhiệt độ ngoài trời cao hơn 300C thì cần khoảng 24 - 36 giờ để ủ. Còn nhiệt độ bên ngoài trời thấp, dưới 250C thì cần 36 - 48 giờ. Để biết thức ăn đã ủ thành công hay không thì hãy kiểm tra xem, nếu nhiệt độ tăng, mùi thơm mát và chua nhẹ nghĩa là đã đặt yêu cầu. Thức ăn ủ trong 1 túi hoặc 1 thùng chỉ được dùng trong ngày sau khi mở túi.

Với phương pháp lên men ẩm không được nén hay chỗ chặt thức ăn khi đóng vào bao tải, thùng. Ngoài ra, cũng không được để các bao đè lên nhau, duy trì nhiệt độ khi ủ thức ăn đạt yêu cầu, phù hợp với điều kiện thời tiết. Sử dụng túi hay thùng không được buộc đậy kín, túi bị thủng, mở túi thức ăn được ủ ra nhiều lần sẽ xuất hiện đám mốc trắng và không thể dùng cho vật nuôi ăn. Vì vậy, khâu lựa chọn nguyên vật liệu để ủ thức ăn cũng rất quan trọng.

>> Men vi sinh hoạt tính được dùng để lên men thức ăn, giúp làm chín thức ăn chăn nuôi mà không phải đun nấu. Ưu điểm nổi bật của men vi sinh hoạt tính là lên men thức ăn với lượng nước ít được gọi là lên men khô (ẩm), đồng thời nó còn có thể lên men thức ăn với nhiều nước được gọi là lên men ướt.

Bích Hòa


Có thể bạn quan tâm

Những 9x trở thành tỷ phú nông dân trẻ
Những 9x trở thành tỷ phú nông dân trẻ
Những 9x trở thành tỷ phú nông dân trẻ

Lớn lên từ những miền quê nghèo nhưng bằng sự năng động, sáng tạo, khát khao làm giàu, những 9x đã phấn đấu hết mình và trở thành những tỷ phú khi tuổi đời còn rất trẻ.

Khẩn cấp phòng chống dịch LMLM
Khẩn cấp phòng chống dịch LMLM
Khẩn cấp phòng chống dịch LMLM

LÊ BỀN -Thứ Sáu, 25/10/2013, 9:59 (GMT+7) Trước tình hình dịch lở mồm long móng (LMLM) bùng phát nguy hiểm trên đàn gia súc sau lũ lụt tại các tỉnh miền Trung, hôm qua (24/10), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có công điện khẩn gửi UBND...

Trang trại anh Dương
Trang trại anh Dương
Trang trại anh Dương

Cùng đoàn cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp& PTNT Đông Hưng, chúng tôi đến thăm trang trại của anh Nguyễn Văn Dương, thôn Thuần Túy, xã Đông La...