Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp về thăm xã Mông Sơn (Yên Bình - Yên Bái), nơi được ví là “bán đảo” xinh đẹp nhờ có ba phía giáp hồ Thác Bà. Mặc dù là xã miền núi thuộc khu vực II, nhưng có thể nói, mức sống của người dân Mông Sơn khá đồng đều, trên trục đường duy nhất chạy theo chiều dài của xã, nhà cửa kiên cố nằm san sát, đâu đâu cũng thấy bà con tất bật lao động sản xuất, thi đua XDNTM.
Sản xuất thắng lợi
Theo báo cáo của UBND xã Mông Sơn, năm 2012, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã đạt 135,2/73ha, bằng 185,2% kế hoạch, trong đó diện tích lúa cấy lấn hồ chiếm 62,2ha. Những năm gần đây, ngành nông nghiệp xã liên tục khuyến khích, động viên bà con tích cực đưa các giống lúa lai vào gieo trồng, vì thế mà cơ cấu lúa lai trên địa bàn ngày càng tăng, hiện chiếm tới 70% diện tích, còn lại là lúa thuần chất lượng cao, nhờ đó năng suất lúa bình quân của xã luôn đạt mức khá, khoảng 51 tạ/ha, sản lượng đạt 688,5 tấn.
Cùng với cây lúa, trong năm qua, Mông Sơn cũng đẩy mạnh diện tích trồng ngô với 90,7/90ha, năng suất ước đạt 30 tạ/ha, sản lượng 272,1 tấn; cây sắn 104/90ha, năng suất bình quân 210 tạ/ha, sản lượng 1.890 tấn; khoai các loại 40,5/40ha, sản lượng đạt 232 tấn.
Trong chăn nuôi, xã Mông Sơn đã chỉ đạo ngành thú y tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch, cụ thể là đã tiêm 343 liều vắc xin lở mồm long móng cho trâu, bò, dê; tiêm 80 liều tụ huyết trùng, tiêm phòng dại cho đàn chó 220 con, tổ chức phun thuốc, khử trùng tiêu độc và tiêm phòng dịch tai xanh theo đúng kế hoạch. Trong đó, Mông Sơn đặc biệt chú trọng tới việc phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung tại thôn Tân Minh, Trung Sơn, nhằm đẩy mạnh ngành chăn nuôi tăng trưởng theo hướng bền vững, an toàn. Theo thống kê, hiện tổng đàn trâu bò của xã đạt 485 con; đàn lợn xấp xỉ 4.000 con; đàn dê 190 con.
Đáng chú ý là, tại Mông Sơn đang xuất hiện khá nhiều trang trại, gia trại làm ăn có hiệu quả, tiêu biểu như trang trại nuôi ba ba thương phẩm của anh Nguyễn Văn Tình ở thôn Làng Mới. Năm 2011, gia đình anh được hỗ trợ 20 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng mô hình thuộc chương trình XDNTM của xã, cộng với nguồn vốn của gia đình, anh đã mạnh dạn nuôi 200 con ba ba thương phẩm và sinh sản, tổng vốn đầu tư của mô hình đến nay đạt hơn 100 triệu đồng. Dự kiến, với giá ba ba thịt từ 370.000-400.000 đồng như hiện nay, gia đình anh có doanh thu 250-300 triệu đồng/năm.
Cách đó không xa, gia đình anh Đinh Văn Lưu ở thôn Thủy Sơn đang được xem là hộ chăn nuôi lợn lớn nhất xã với quy mô 90 con lợn thịt/lứa, năm 2012 xuất chuồng hơn 10 tấn, thu về gần 400 triệu đồng.
Nhờ thực hiện tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế, khuyến khích nhân dân hăng hái thi đua sản xuất nên đời sống của người dân Mông Sơn ngày càng được cải thiện. Bình quân thu nhập năm 2012 đạt 14,55 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,6%, tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa chiếm 78%.
Tập trung XDNTM
Cùng với các địa phương trong cả nước, Mông Sơn đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình XDNTM, với nhiệm vụ đề ra là bám sát vào 19 tiêu chí, từng bước xây dựng, thực hiện các tiêu chí hiệu quả, sát với tình hình thực tế của địa phương. Theo đó, Ban quản lý XDNTM xã Mông Sơn đã trình Ban chỉ đạo XDNTM huyện Yên Bình phê duyệt các hạng mục XDNTM của xã trong năm 2012 và lộ trình đến năm 2015.
Riêng trong năm 2012, xã đã tiến hành mở rộng đường liên thôn ở làng Cạn, Làng Mới, Giang Sơn với chiều rộng các tuyến đường đạt 6m; tiến hành san gạt, rải mạt đá công trình chào mừng kỷ niệm 65 năm thành lập Đảng bộ huyện Yên Bình, đổ xong bê-tông tuyến đường thôn Tân Tiến – Núi Kỳ dài 1km. Hiện, Mông Sơn đang tiếp tục thi công mở mới trên 900m đường ở thôn Trung Tâm.
Điều đáng ghi nhận là, trong quá trình mở đường XDNTM, người dân Mông Sơn đã đóng góp và ủng hộ rất nhiệt tình, với tổng số hộ hiến đất, cây cối hoa màu trên đất là 21 hộ.
Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Hùng Vĩ, Chủ tịch UBND xã Mông Sơn cho biết: Trong năm 2012, mặc dù bị ảnh hưởng bởi điều kiện bất lợi của thời tiết, dịch bệnh, biến động giá cả, song Mông Sơn vẫn hoàn thành 12 chỉ tiêu đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hướng, kinh tế nông – lâm nghiệp được bố trí hợp lý, sản xuất nông nghiệp hiệu quả, tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
“Do đó, sang năm 2013, chúng tôi tiếp tục cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ 21, nhiệm kỳ 2010-2015; tổ chức giao kế hoạch sớm, triển khai đầy đủ và đồng bộ các cơ chế, chính sách của tỉnh, huyện, các chương trình, kế hoạch khác nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống người dân”, ông Vĩ nhấn mạnh.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường, những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi.
(Người Chăn Nuôi) - Trong lúc giá heo hơi xuống đáy, nhiều người chăn nuôi “khóc dở, mếu dở” phải bỏ chuồng trại, thì anh Kiên lại làm chuyện ngược đời, đi mua thêm heo về nuôi. Nhiều người bảo anh gàn dở, nói anh không biết tính toán, làm...
Với diện tích gần 2 ha, trang trại chăn nuôi lợn rừng của gia đình ông Nguyễn Văn Cảnh, tổ dân tổ 7, phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên thu lãi từ 150 đến 200 triệu đồng mỗi năm.