(Người Chăn Nuôi) - Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT Thái Bình tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu”.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ nhiệm dự án cho biết, tình hình dịch bệnh thường xuyên diễn ra và lan rộng tại các địa bàn chăn nuôi trên cả nước. Nhiều dịch bệnh phát sinh trên đàn gia súc gia cầm như newcastle, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh... đã làm giảm số lượng gia súc gia cầm, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Mặt khác, dịch bệnh còn đe dọa sức khỏe con người do sử dụng sản phẩm động vật bị bệnh hoặc lây nhiễm bệnh trực tiếp trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển và chế biến sản phẩm động vật...
Một trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh hướng tới xuất khẩu tại Thái Bình Ảnh: Dương Thảo
Để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra trên đàn gia súc, gia cầm tại các địa phương, Bộ NN&PTNT đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững thông qua việc phê duyệt thí điểm đề án xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh vào năm 2015.
Trong 2 năm thực hiện, dự án đã xây dựng được 14 điểm trình diễn tại 7 tỉnh trong đó có 4 điểm trình diễn chăn nuôi heo và 10 điểm trình diễn chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh. Bước đầu, dự án đã đạt được kết quả đáng mừng như kiện toàn, thành lập mới 14 tổ hợp tác chăn nuôi. Công nhận 94 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh được công nhận, trong đó 20 cơ sở chăn nuôi heo và 74 cơ sở chăn nuôi gà. Các cơ sở này trở thành những điểm tham quan học tập của người chăn nuôi trên địa bàn về kỹ thuật chăn nuôi cũng như vệ sinh thú y.
Tại Thái Bình, ông Phạm Thành Nhương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, so với ở ngoài mô hình ở cùng quy mô tăng 15% từ việc tăng tỷ lệ số con nuôi sống, tăng tỷ lệ số con xuất chuồng và tăng trọng lượng khi xuất chuồng do làm tốt công tác phòng bệnh, thể hiện là việc tăng chi phí vaccine tiêm phòng nhưng giá trị kinh tế của các hộ trong mô hình vẫn cao hơn từ 15,6 - 15,82% so với hộ cùng quy mô ngoài mô hình. Ông đề nghị Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục cấp kinh phí hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn có kiểm soát dịch bệnh và đặc biệt là hỗ trợ đối với cơ sở là cấp xã để có nhiều hơn cơ hội tham gia xúc tiến thương mại xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của địa phương nói riêng và cả nước nói chung...
Còn theo ông Hưởng, để triển khai mô hình đảm bảo các yêu cầu đề ra và phù hợp với thực tiễn, đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét chỉ tiêu về tỷ lệ bảo hộ đối với từng bệnh, đối với từng loại vật nuôi vì thực tế triển khai cho thấy nhiều bệnh mặc dù tiêm phòng 100% nhưng vẫn không đạt chỉ tiêu về tỷ lệ bảo hộ > 70, tuy nhiên khi thực hiện xác định kháng thể tự nhiên thì mẫu kiểm tra âm tính…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, năm 2018, Trung tâm tiếp tục triển khai dự án tại 7 tỉnh, trong đó con heo vẫn thực hiện tại Thái Bình và Nam Định, vì đây là 2 tỉnh có lợi thế xuất khẩu sản phẩm thịt heo, và con gà tại 5 tỉnh Đông Nam bộ. Và mong muốn sự hợp tác của Sở NN&PTNT các tỉnh triển khai dự án về việc trọn điểm, chọn hộ, chọn trang trại tham gia mô hình.
Dương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, bệnh lưỡi xanh, một căn bệnh do muỗi truyền, đang gây thiệt hại nặng nề đàn gia súc ở Bỉ, đặc biệt là đàn cừu ở vùng Wallonia.
Qua 7 năm áp dụng mô hình chăn nuôi dê vỗ béo khép kín, gia đình bà Loan đã vươn lên trở thành hộ khá, giàu tại địa phương.
(Người Chăn Nuôi) - Thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi chim cút ở huyện Trảng Bom (Ðồng Nai) đã áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín để đáp ứng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đem lại nguồn thu nhập...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET