Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

XK thủy sản sang Trung Quốc có thể tiến tới 1 tỷ USD

Cập nhật: 02/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Mấy năm nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có bước tăng trưởng mạnh, và nước này đang đầy hứa hẹn là một thị trường quan trọng cho thủy sản Việt Nam. Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc? Báo NNVN đã có buổi trao đổi với ông Trương Đình Hòe (ảnh), Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN (VASEP).

KHƠI THÔNG THỊ TRƯỜNG RỘNG LỚN

Thưa ông, hình như trước đây, Trung Quốc không phải là thị trường mà các nhà XK thủy sản Việt Nam quan tâm tới?

Đúng vậy. Trước đây, Trung Quốc NK thủy sản không nhiều. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam có định kiến rằng XK thủy sản sang Trung Quốc thường gặp khó khăn, rủi ro trong thanh toán, nên chưa quan tâm tới thị trường này. Vì thế, những hội chợ thủy sản quốc tế tổ chức ở Trung Quốc đều không được các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam quan tâm tham dự.

Thị trường Trung Quốc bắt đầu trở nên quan trọng với thủy sản Việt Nam từ khi nào?

Khoảng 4-5 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu XK tôm sang Trung Quốc. Và đặc biệt khoảng 2-3 năm trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu NK nhiều thủy sản. Thị trường Trung Quốc hiện đã có nhu cầu thực sự đối với các loại thủy sản NK để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao.

Trong năm nay, XK tôm, cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đều có những sự tăng trưởng rất mạnh. 9 tháng đầu năm nay, giá trị XK thủy sản sang Trung Quốc đạt 390 triệu USD, tăng tới 32% so với cùng kỳ 2013. Với giá trị này, Trung Quốc đang là thị trường lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam.

Riêng trong quý 3 vừa rồi, XK thủy sản sang Trung Quốc đạt giá trị 159 triệu USD, tăng tới 40% so với quý 3/2012, trong đó giá trị XK tôm là 109 triệu USD. Đây là thống kê từ những lô hàng XK có khai báo. Nếu tính cả những lô hàng XK không khai báo thì con số chắc chắn cao hơn nhiều.

Dự kiến trong năm nay, giá trị XK thủy sảng sang Trung Quốc có thể đạt ít nhất 500 triệu USD. Trong những năm tới, thị trường Trung Quốc sẽ vẫn còn tương đối mở đối với thủy sản NK.

Những mặt hàng nào là thế mạnh trong XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc?

Trước hết là tôm. Hiện nay, mỗi năm, giá trị XK tôm sang Trung Quốc có thể đạt từ 150-200 triệu USD. Trung Quốc đang đứng thứ 2 sau Nhật Bản trong những nước NK nhiều tôm sú nhất của Việt Nam.

Với con tôm thẻ thì Trung Quốc đứng hàng thứ 5. Điều đáng chú ý là trước đây Trung Quốc chỉ NK tôm sú Việt Nam. Nhưng năm nay, họ phải NK cả tôm thẻ vì đang thiếu hụt lớn loại tôm này.

XK cá tra sang Trung Quốc cũng có tiềm năng lớn. Tháng 10 vừa rồi, giá trị XK cá tra của Việt Nam là 180 triệu USD, trong đó Trung Quốc chiếm 5%. Một thị trường chiếm 5% trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra của 1 tháng, thì là không nhỏ. Bởi nếu tháng nào cũng duy trì được như thế, mỗi năm, nước ta có thể xuất khẩu vài chục ngàn tấn cá tra sang Trung Quốc.

KẾT HỢP CHÍNH NGẠCH VÀ TIỂU NGẠCH

Để đẩy mạnh XK thủy sản sang Trung Quốc, chúng ta cần giải quyết những vấn đề gì?

Hạn chế lớn nhất hiện nay trong XK thủy sản sang Trung Quốc là chủ yếu vẫn đang đi theo đường tiểu ngạch. XK tiểu ngạch sẽ không có sự ổn định về mặt thị trường và doanh nghiệp dễ gặp phải những rủi ro trong vấn đề thanh toán. Mặt khác, khi đi đường tiểu ngạch, chúng ta không thể tiếp cận được với những khách hàng lớn ở Trung Quốc.

Muốn tạo được một thị trường ổn định và lâu dài thì phải XK chính ngạch. Bởi vậy, trước hết, chúng ta cần khơi thông đường XK chính ngạch. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của thị trường Trung Quốc, chúng ta không thể đòi hỏi chỉ đi đường chính ngạch như với những thị trường khác, mà phải kết hợp cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch.

Để đi tốt cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch, cần phải có những khảo sát, nghiên cứu cụ thể hơn. Chẳng hạn, để bán thủy sản Việt Nam vào những khu kinh tế mở ở Trung Quốc thì phải như thế nào? Bán qua đường chính ngạch vào các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... thì phải làm sao?

Và quan trọng hơn là chúng ta phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có được những thông tin đầy đủ về thị trường thủy sản ở Trung Quốc, qua đó đưa ra những dự báo chính xác về nhu cầu NK tôm, cá... của nước này. Nhờ vậy, các địa phương sẽ có được những chỉ đạo kịp thời về mùa vụ, kế hoạch nuôi trồng các mặt hàng thủy sản mà Trung Quốc đang cần NK với khối lượng lớn.

Những dự báo này cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những bước đi căn cơ, thích hợp hơn khi đưa thủy sản vào thị trường rất lớn và rất tiềm năng này.

Chẳng hạn, nếu biết được năm nay, Trung Quốc sẽ thiếu hụt bao nhiêu tấn tôm, trong đó, cần NK từ Việt Nam là bao nhiêu, các nhà máy sẽ dựa vào đó mà tính toán để cân đối nguồn hàng có thể XK sang Trung Quốc sao cho không ảnh hưởng tới những hợp đồng với các khách hàng đến từ những thị trường khác.

Do XK thủy sản sang Trung Quốc vẫn đang đi theo nhiều con đường khác nhau, chúng ta lại chưa thể nắm rõ, thành ra rất khó có những thống kê chính xác giá trị thủy sản đã XK sang nước này. Đây là một vấn đề cần phải khắc phục.

Mặt khác, sản phẩm tôm XK sang Trung Quốc hiện vẫn chủ yếu ở dạng nguyên liệu hoặc nguyên con. Do đó, hàm lượng chế biến hầu như chưa có. Vì thế, nếu gia tăng được hàm lượng chế biến cho các sản phẩm thủy sản XK sang Trung Quốc, chúng ta sẽ tăng thêm được về giá trị XK.

VASEP đã làm gì để giúp cho các doanh nghiệp có định hướng tốt hơn khi XK sang Trung Quốc?

Từ năm 2013, VASEP đã tham gia chủ động và tích cực hơn vào việc tìm hiểu thị trường Trung Quốc. Trong năm 2014, VASEP sẽ tiến hành khảo sát nhu cầu của thị trường Trung Quốc với tôm và cá tra, thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế tổ chức ở nước này.

Chúng tôi cũng sẽ khảo sát các hoạt động XK đường biên hay thông qua chính quyền các tỉnh Trung Quốc có những mối liên kết với các tỉnh Việt Nam để tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu thủy sản của họ.

Mục tiêu là làm sao tiếp cận được với những nhà NK lớn của Trung Quốc, đồng thời cũng có thể tiếp cận được với những nhà buôn lớn về thủy sản hiện đã có mặt tại thị trường nước này. Bởi nếu chưa tiếp cận được với những nhà NK lớn, thì thông qua những nhà buôn, chúng ta vẫn có thể đưa thủy sản thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.

Xin cám ơn ông!

 

 

"Nếu khơi thông được đường XK chính ngạch, giải quyết được những khó khăn, rủi ro trong khâu thanh toán, ổn định được thị trường Trung Quốc..., 1 tỷ USD thì tôi chưa dám chắc nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đưa giá trị XK thủy sản sang nước này lên mức 800-900 triệu USD mỗi năm", ông Trương Đình Hòe.


Có thể bạn quan tâm

Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết
Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết
Lào Cai: Người chăn nuôi tất bật chờ Tết

Thời điểm này, người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn gia súc, gia cầm phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán với kỳ vọng có lợi nhuận cao.

KHUYẾN NÔNG:   Bò - giun - lươn
KHUYẾN NÔNG:   Bò - giun - lươn
KHUYẾN NÔNG: Bò - giun - lươn

NGUYỄN GÁI -Thứ Sáu, 15/11/2013, 10:26 (GMT+7) Nuôi bò nhốt chuồng, lấy phân bò nuôi giun quế, lấy giun quế nuôi lươn, làm thức ăn chăn nuôi. Mô hình khép kín trên cho gia đình anh Vũ Văn Hòa, xóm 12, thôn Thăng Long, xã Bắc Sơn, huyện Hưng...

Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản
Những tỉ phú nông dân - Kỳ 6: Mô hình làm giàu đơn giản

Chí thú làm ăn và không lùi bước trước thất bại, nhiều nông dân chân chất đã trở thành những chủ trang trại thu nhập bạc tỉ mỗi năm, là ân nhân của nhiều “công nhân nông nghiệp”. >> Kỳ 5: Nhạy bén với thị trường