Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Xử lý chuồng trại heo trước khi tái đàn

Cập nhật: 13/03/2021, 14:11:39


Cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật trước khi tái đàn để đem lại hiệu quả - Ảnh: Xuân Trường

(Người Chăn Nuôi) - Đối với các trại heo đã bị Dịch tả heo Châu Phi, cần lưu ý công tác tiêu độc khử trùng chuồng trại kỹ lưỡng để tránh những rủi ro về dịch bệnh sẽ tái phát.

Xử lý bên trong chuồng trại

Người nuôi cần tiến hành quét dọn và thu gom toàn bộ rác, chất thải chăn nuôi, chất độn chuồng để tiêu hủy bằng cách đốt. Các loại thức ăn, thực phẩm, thanh chắn gỗ, giàn mát... ở trong trại xảy ra dịch bệnh cũng phải tiêu hủy.

Phun sát trùng định kỳ 1 lần/ngày toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, nhà ở công nhân… trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2 - 3 tuần tiếp theo.

Đối với các khu vực nền, tường, rãnh thoát nước và máng ăn. Người chăn nuôi cần tiến hành vệ sinh, khử trùng với dịch xút (NaOH) với tỷ lệ 1:50. Dùng một lít dung dịch NaOH cho 1,5 m2 diện tích chăn nuôi và để trong khoảng 60 phút. Sau 60 phút, dùng vòi phun nước áp lực cao để rửa sạch sau đó để cho chuồng trại khô. Lặp lại bước này 2 lần cho quá trình vệ sinh chuồng trại.

Xung quanh trang trại

Phát quang toàn bộ cây, cỏ trong trại và khu vực xung quanh trại. Rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% phun toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi và bên ngoài trại.Nước trong ao hồ phải được xử lý bằng vôi với liều 1%. Nhưng để bảo đảm hiệu quả, người chăn nuôi cần xác định thể tích nước trong hồ để tính toán đúng liều lượng cần sử dụng.Đối với hệ thống biogas cần thường xuyên theo dõi hoạt động và nhiệt độ của hầm biogas, bảo đảm luôn hoạt động tốt với nhiệt độ bên trong hầm biogas ở giai đoạn sinh khí methane là 550C. Ở nhiệt độ này có thể tiêu diệt được nhiều mầm bệnh có trong phân.

Tiêu diệt động vật trung gian như ruồi, muỗi, chuột và các loại côn trùng khác.

Vệ sinh, sát trùng dụng cụ, quần áo chăn nuôi

Toàn bộ các dụng cụ dùng trong quá trình chăn nuôi đều cần phải sát trùng kỹ lưỡng, hạn chế tối đa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi. Nên sử dụng quần áo bảo hộ dùng một lần sau đó tiêu hủy để tránh tình trạng lây lan các loại vi khuẩn, mầm bệnh.

Đối với một số các dụng cụ dùng để chăn nuôi như ủng, máng ăn, máng uống… cần được ngâm trong dung dịch NaOH 1% trong vòng 12 tiếng, sau đó cọ rửa lại và phun thuốc để sát trùng. Lặp lại quá trình này 2 lần để đảm bảo dụng cụ được sát trùng tốt nhất.

Các loại phương tiện được dùng để vận chuyển gia súc cần được sát trùng toàn bộ. Từ bề mặt xe, bánh xe, thùng xe, gầm xe… đều phải được vệ sinh bằng xà phòng. Sử dụng vòi phun có áp lực cao phun sạch các bề mặt và chờ khô. Sau đó phun thuốc khử trùng toàn bộ bề mặt xe để ngăn cản các mầm bệnh có thể lây lan làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc.

Tiến hành tái đàn sau khi vệ sinh tiêu độc

Sau 15 ngày khi đã vệ sinh, tiêu độc chuồng trại xong, tiến hành vệ sinh tiêu độc lần 2. Sử dụng thuốc sát trùng phun toàn bộ khu vực chuồng nuôi và xung quanh trang trại.

Trong thời gian này, người chăn nuôi nên đóng kín cửa chuồng. Với những trại chăn nuôi theo mô hình chuồng hở, khuyến khích người chăn nuôi chuyển đổi sang mô hình chuồng kín nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh lây lan từ bên ngoài vào trại.

Phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại và xung quanh trang trại trước khi nhập heo về 30 ngày. Cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số heo.Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, lấy mẫu để xét nghiệm virus bệnh Dịch tả heo châu Phi (ASF). Nếu xét nghiệm có kết quả âm tính với ASF mới được tái đàn 100% tổng đàn.

Trước khi thả heo 1 ngày để tái đàn 100% cần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại.

>> Đối với heo bị nhiễm bệnh ASF, việc tái đàn là điều mong muốn của bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào. Đó không phải là một mục tiêu dễ dàng, do virus ASF có khả năng thích nghi với môi trường và khó tiêu diệt. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần dành nhiều thời gian, nỗ lực, chi phí và lặp lại nhiều lần các biện pháp phòng ngừa, bởi nguy cơ tái phát dịch rất cao.

Nguyễn An


Có thể bạn quan tâm

Nuôi gà thành tỷ phú
Nuôi gà thành tỷ phú
Nuôi gà thành tỷ phú

Với thu nhập trên 3 tỷ đồng/năm, anh Nguyễn Văn Phàng (48 tuổi) ở ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã trở thành đại gia nhờ nuôi gà công nghiệp.

Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà
Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà
Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà

(Người Chăn Nuôi) - Cắt mỏ gà là việc làm cần thiết bởi không những hạn chế được các hiện tượng gà cắn mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau… mà còn tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu quả hấp thụ thức...

Làm giàu từ nuôi lợn
Làm giàu từ nuôi lợn
Làm giàu từ nuôi lợn

Trong khi nhiều nông dân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bỏ chuồng vì cho rằng chăn nuôi lợn không hiệu quả, thì trang trại nuôi lợn hướng nạc khép kín của gia đình anh Nguyễn Văn Báo, dân tộc Sán Dìu ở thôn Giành Cũ, xã Quý Sơn lại...