Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Xử lý rơm khô làm thức ăn cho trâu, bò

Cập nhật: 10/11/2019

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET


Ảnh minh họa - nguồn internet

(Người Chăn Nuôi) - Rơm ủ có chất lượng tốt có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Thường được trâu bò thích ăn và ăn được nhiều hơn so với khi chưa ủ

Nguyên liệu

Có thể xử lý rơm rạ cho trâu bò theo một trong các công thức sau đây:

Công thức 1: Rơm khô 100 kg, urê 4 kg, nước sạch 70 - 100 lít.

Công thức 2: Nếu giá urê rẻ thì dùng rơm khô 100 kg, urê 4 kg, vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 70 - 100 lít

Công thức 3: Nếu giá urê đắt dùng rơm khô 100 kg, urê 2,5 kg, vôi tôi 2 - 3 kg; nước sạch 70 - 100 lít.

Hố ủ, dụng cụ và cách ủ

Có 3 loại hố ủ: có 3 vách, có 2 vách cạnh nhau hoặc có hai vách đối diện. Cần tối thiểu 2 vách để nén rơm chặt hơn. Dung tích hố ủ phụ thuộc vào số lượng rơm cần ủ để đáp ứng được nhu cầu của gia súc. Nền có thể là xi măng, gạch hay lót nhiều lá chuối hoặc nilon. Nếu không làm hố ủ có thể ủ rơm trong túi nilon hay bao đựng phân đạm lồng trong bao tải dứa: khoảng 100 kg rơm cần 10 - 12 bao tải dứa. Ngoài ra cần dụng cụ khác như cân, chậu, vại bằng sành để để hòa tan urê, vôi, xô tôn 2 - 3 chiếc; dùng ô doa tưới đều; dây nilon để buộc miệng bao tải và 1 tấm ni lông rộng khoảng 3 m2.

- Ủ trong hố: Rải từng lớp rơm mỏng khoảng 20 cm, sau đó tưới đều nước urê và vôi. Khi ngấm nước urê, dùng chân nén chặt, rồi tiếp tục trải một lớp rơm và nước nén chặt. Sau đó phủ bao nilon lên trên sao cho thật kín, không để không khí, nước mưa ở ngoài lọt vào và khí amoniac ở trong bay ra.

- Ủ trong túi: Dùng một tấm nilông hoặc rộng chừng 3 m2, trải từng lớp rơm dày khoảng 20 cm. Sau đó tưới nước đã hòa tan urê và vôi cho thấm ướt đều tất cả lớp rơm, không dội quá nhiều làm thừa nước urê chảy đi gây lãng phí. Cho lớp khác và tưới đều, làm ẩm lượng rơm cần xử lý. Sau khi rơm được tưới đều cho chúng vào các bao tải dứa, nén và buộc chặt miệng, đặt các bao tải này vào nơi sạch sẽ, tránh nắng, mưa, ẩm ướt.

Cho ăn

Sau khi ủ 2 - 3 tuần bắt đầu có thể lấy rơm ra cho trâu bò ăn. Lấy vừa đủ lượng cho ăn và đậy kín hố ủ hoặc buộc kín bao nilon lại sau khi sử dụng.

Rơm ủ có chất lượng tốt có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Thường được trâu bò thích ăn và ăn được nhiều hơn so với khi chưa ủ. Thông thường, một số con mới đầu không chịu ăn, người chăn nuôi nên kiên trì tập cho chúng quen dần. Có thể trộn chung với thức ăn khác, sau đó cho ăn tăng dần lên. Lấy rơm ủ ra, phơi trong mát khoảng 1 giờ để mùi urê bay bớt. Cho rơm ủ máng ăn sạch sẽ và nên trộn thêm 1 - 2 kg cỏ xanh để hấp dẫn trâu bò.

Không giới hạn lượng thức ăn đã chế biến cho trâu bò ăn. Tuy nhiên, vẫn cần chăn thả để trâu bò có đủ một lượng thức ăn xanh cần thiết.

Nguyễn Hà


Có thể bạn quan tâm

10 bước vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi gà thịt đạt hiệu quả cao
10 bước vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi gà thịt đạt hiệu quả cao
10 bước vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi gà thịt đạt hiệu quả cao

(Người Chăn Nuôi) - Tuân thủ quy trình tối ưu về vệ sinh, sát trùng chuồng trại giúp duy trì môi trường chăn nuôi lành mạnh, giảm tác động xấu của dịch bệnh, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi và phúc lợi của đàn gà, đồng thời đảm bảo...

Chủ nhật, 26/4/2015 Kỹ sư xây dựng làm giàu với chim, gà quý
Chủ nhật, 26/4/2015 Kỹ sư xây dựng làm giàu với chim, gà quý
Chủ nhật, 26/4/2015 Kỹ sư xây dựng làm giàu với chim, gà quý

Sau bốn năm bôn ba giám sát công trình, anh Nguyễn Văn Anh cùng vợ về quê Quảng Ngãi lập trang trại nuôi chim trĩ, công, gà Đông Tảo và vịt trời thu lãi mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến

BP - Năm 1992, ông Đỗ Bá Ngọc (1964) rời Thanh Hóa vào ấp An Hòa, xã Tân Tiến (Đồng Phú) lập nghiệp. Hơn 20 năm phấn đấu không mệt mỏi, đến nay ông đã thành “đại gia”, được người dân trong và ngoài xã biết đến với tài sản...