Bệnh phó thương hàn lợn thường gặp ở lợn con. Sau cai sữa đến 4 tháng tuổi, lợn lớn ít mắc hơn.
Salmonella là một loại trực khuẩn ngắn, hai đầu tròn có kích thước 0,4 - 0,6 * 1- 3 mm.
Bệnh phó thương hàn lợn có ở nhiều nước thuộc châu Á, Âu, Mỹ gây thiệt hại về kinh tế cho nông nghiệp.
Ở Việt Nam bệnh có tính chất lẻ tẻ địa phương, thường ở các vùng lợn giống, vùng nuôi nhiều lợn nái. Bệnh thường ghép với bệnh dịch tả lợn.
1. Triệu chứng :
- Thể cấp tính : 3- 4 ngày nung bệnh. Lợn sốt 41- 420C . Kém ăn hoặc bỏ ăn sau đó đi táo, nôn mửa, rồi ỉa chảy phân lỏng, thối có khi lẫn máu do niêm mạc ruột, dạ dầy. Vật khó thở ho, suy nhược. Trên da tụ máu thành các nốt đỏ, tím ở tai, bụng, ngực, lợn có thể chết sau 4- 5 ngày.
- Thể mạn tính: kéo dài lợn yếu kém ăn, phân thối.
Lá lách sưng to dai như cao su
Niêm mạc ruột già có mụn loét tràn lan, có phủ một lớp fibrin
Phổi tụ máu, viêm
Dựa vào bệnh tích chủ yếu ở hệ thống tiêu hoá, lách dai, bệnh phổ biến ở lợn con.
Nuôi cấy trên các loại môi trường thông thường và đặc biệt, làm phản ứng sinh hoá
Xác định các serotyp bằng phản ứng huyết thanh học.
Phân biệt với dịch tả lợn: do virus với các triệu chứng bệnh tích : các nốt loét ở đường tiêu hoá của phó thương hàn tràn lan, nông còn nốt loét của dịch tả lợn tròn như cúc áo sâu. Lá lách dịch tả lợn có hiện tượng nhồi huyết răng cưa.
Phủ tạng, máu, đưa về phòng thí nghiệm nhanh nhất trong điều kiện lạnh 0 - 100C
Phòng bệnh:
- Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.
- Tiêm phòng vắc xin đúng liệu trình.
- Tẩy giun sán, cầu ký trùng thường xuyên với Ivermectin; Diệt sán giun; Hupha-cox.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng bằng Hupha-PVP-Iodin 10%
+ Tăng sức đề kháng bằng cách cho ăn, uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa chung vào 1 lít nước uống
Trị bệnh:
+ Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo, ấm vào mùa đông thoáng mát mùa hè. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
+ Trợ sức, trợ lực bằng Hupha-Gluco-C: 1ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày. Hạ sốt bằng Hupha-Analgin-C: 1-2ml/10kgTT/ngày/2-3 ngày.
+ Hạ sốt chống co giật bằng tiêm Hupha- Analgin-C + Canxi-Mg-B12: 1-2ml/10 kgTT/ngày/2-3 ngày.
+ Bổ sung các chất điện giải là rất quan trọng.
+ Nhỏ trực tiếp vào miệng cho lợn con: Huphaflocin 10% :1ml (20 giọt)/con/lần/ngày/3-5 ngày; hoặc Hupha-Spec-U: 1ml (20 giọt)/con/1-2 lần/ngày/3 ngày
+ Hoặc sáng tiêm một trong số các loại kháng sau: 3-5 ngày liên tục
Hupha-Marbocyl 2,5%: 1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
Hupha-Moxin LA: 1ml/10kgTT/ngày/ Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
Hupha- Lincospec: 1ml/10kgTT/ngày/ T-5000: 1ml/10kgTT/ngày
E-5000 T: 1ml/10kgTT/ngày
+ Chiều tiêm bổ sung Hupha-ADEBcomplex (hoặc Hupha-Bcomplex):1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
+ Để con vật thèm ăn ngay tiêu hóa tốt. Cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống + 2g Bổ gan+ 5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).
Có thể bạn quan tâm
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh hen suyễn lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Phó thương hàn lợn
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET