Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH SÁN DÂY VÀ GẠO LỢN (Cysticercus)

Cập nhật: 30/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1.      Đặc điểm

         Người là ký chủ của sán trưởng thành (Taenia solium) ký sinh trong ruột non người. Ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium là lợn và cũng có thể là người. ấu trùng (Cysticercus cellolosae – lợn gạo) có thể tìm thấy trong hệ cơ vân, cơ tim và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

2. Nguyên nhân

         Sán dây (Taenia solium) ký sinh trong ruột non của người dài 1,5 – 2m, có con dài tới 8m, nó gồm 800 – 900 đốt. Sán trưởng thành rụng đốt già cuối cùng, chứa đầy trứng cùng phân ra ngoài và trở thành ấu trùng trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện môi trường thích hợp. Lợn ăn phải ấu trùng qua thức ăn, nước uống. Trong cơ thể chúng di hành theo hệ thống tuần hoàn và cư­ trú ở mọi nơi như­ cơ vân, cơ tim và một số cơ quan nội tạng khác. Tình trạng này thường xảy ra ở các vùng nông thôn và miền núi không có hố xí gia đình, đi đại tiện tự do và duy trì tình trạng lợn thả rông. Bệnh có thể lây sang người khi thịt hay nội tạng lợn không đ­ợc nấu chín hoặc ăn tiết canh lợn bị nhiễm bệnh.

         Bệnh lợn gạo là hình thành một bọc nhỏ, màu trắng, đường kính khoảng 5 – 18 mm, chứa đầy dịch. Trong bọc là ấu trùng sán.

3. Triệu chứng

         Tuỳ theo mức độ, số l­ợng của ấu trùng nhiều hay ít, lợn có những biểu hiện sau: Lợn sốt, kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn, d­ới da và trong cơ rất nhiều những nốt cục, thể hiện rất rõ và nhiều xung quanh những mạch máu, cơ, nổi rõ như­ hạt gạo. Lợn có thể bị tê liệt hay què, kiệt sức và chết tuỳ theo mức độ nhiễm bệnh…

         Đối với tr­ờng hợp lợn nhiễm ít ấu trùng không có triệu chứng gì đặc biệt.

4. Phòng và trị bệnh

         Người không đư­ợc phóng uế bừa bãi, phân phải đư­ợc ủ kỹ trư­ớc khi dùng.

         Lợn không đư­ợc thả rông, thịt lợn gạo không đư­ợc ăn, khi phát hiện thịt lợn gạo phải xử lý đúng quy định. Không ăn thịt lợn sống, tái hoặc tiết canh lợn.

         Bệnh lợn gạo không có thuốc chữa.

         Bệnh sán dây ở người có thể dùng Mebendazole 10%, Niclosamide hay Praziquantel.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)

Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) đường ruột của lợn được phát hiện lần đầu tiên do Zum và Rivolta (1878). Năm 1920, bệnh được Dowes mô tả và năm sau (1921 ) cũng tác giả này đặt tên cho loài cầu trùng đầu tiên gây bệnh cho lợn là...

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn