Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH TỤ HUYẾT LỢN (Pasteurellosis)

Cập nhật: 07/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Bệnh tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm do loại cầu trực khuẩn Pasteurella multocida và Pasteurella heamolitica gây ra hiện tượng tụ huyết, xuất huyết ở một số vùng trong cơ thể, chủ yếu là phổi, tim  và có thể cả ruột. Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nên bại huyết toàn thân. Bệnh mang tính chất địa phương cục bộ.

Trên thế giới bệnh đã có từ lâu : ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm bệnh tụ huyết trùng ở các loại gia súc đều xẩy ra hầu như quanh năm tại mọi địa phương Bắc, Trung, Nam và ở tất cả các vùng từ vùng núi, trung du cho đến đồng bằng. Tuy vậy bệnh tụ huyết trùng có đặc điểm địa phương ít lây lan.

1. Triệu chứng lâm sàng : Bệnh tụ huyết trùng có nhiều thể .

- Thể quá cấp tính: Vật có thể hung dữ điên cuồng, chết rất nhanh chóng trong 24 giờ.

- Thể cấp tính (thể thường gặp) : từ 1 - 3 ngày, thân nhiệt tăng (lợn: 40 - 41oC) niêm mạc mắt, mũi đỏ. Vật  chảy nước dãi, nước mũi, mắt. Vật có khi ho khan, hạch lâm ba sưng, nhất là hạch hầu. Có con có hiện tượng bụng trướng to. Không điều trị kịp thời vật sẽ chết.

- Thể mạn tính : Có hiện tượng viêm khớp , da hoại tử.

Nói chung có triệu chứng sốt cao, chảy nước dãi, mũi, mắt, ho. Ta nên nghĩ đến vật bị bệnh tụ huyết trùng.

2. Bệnh tích đại thể

- Tụ huyết, xuất huyết, tổ chức liên kết dưới da lấm tấm xuất huyết.

- Viêm phổi, viêm hạch lâm ba, viêm ngoại tâm mạc, bao tim tích nước.

- Có thể viêm ruột, phúc mạc thường xuất huyết.

3. Các phương pháp chuẩn đoán

- Dựa trên những triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh.

- Chuẩn đoán vi trùng học là cơ bản: Phết kính tiêu bản nhuộm Giemsa, Gram.

- Tiêm truyền qua động vật thí nghiệm: Chuột bạch chết nhanh trong vòng 24 giờ.

- Nuôi cấy trên các loại môi trường xem đặc tính sinh hoá.

4. Chẩn đoán phân biệt

            - Dịch tả lợn: mọi lứa tuổi, lây lan mạnh, đau mắt, xuất huyết ở da, lách nhồi huyết, van hồi manh tràng có nốt loét hình cúc áo, thận xuất huyết đinh ghim.

            - Phó thương hàn: tuổi sau cai sữa; tím mõm, tím tai; lách sưng to, dai như cao su; có lốt lét tràn lan ở ruột già.

            - Đóng dấu: có dấu đỏ hình đa giác trên da, thể mãn tính có sùi loét van tim và viêm khớp.

            - Suyễn lợn: Viêm phổi đối xứng thường ở thuỳ đỉnh và thuỳ tim.

5. Lấy mẫu bệnh phẩm :

Chủ yếu lấy được máu phủ tạng ( phổi, gan, lách ), ống xương đưa đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt trong điều kiện lạnh 0- 10oC.

6. Phòng và trị bệnh:

* Phòng bệnh:

- Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

- Tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng lợn đúng liệu trình.

- Tẩy giun sán, cầu ký trùng thường xuyên với Ivermectin; Diệt sán giun; Hupha-cox.

- Vệ sinh, sát trùng chuồng trại thường xuyên bằng Hupha-PVP-Iodin 10%.    

-  Bổ sung định kỳ 1 tháng 1-2 lần, mỗi lần 2 ngày vào thức ăn một trong số các loại thuốc sau :

      Hupha- Neo-Dox: 0,5g/lít nước uống

      H-U-G : 0,5 g/lít nước uống

      Hupha-Spectin (hàm lượng cao):0.15g/3lít nước uống

      Hupha-Eflox 20: 0,25 g/lít nước uống

      Hupha- Flor 4,5%: 2 g/lít nước uống

* Trị bệnh:

+Tiêm ngay thuốc trợ sức trợ lực Hupha-Gluco-C: 1ml/10 kgTT/ngày/3-5 ngày.            

+ Hạ sốt bằng tiêm Hupha- Analgin-C + Canxi-Mg-B12: 1-2ml/10 kgTT/ngày/2-3 ngày.

+ Cho uống hoặc tiêm Điện giải.

+ Tiêm một trong các kháng sinh sau: Tiêm 3-5 ngày

    Hupha-Flor30 LA:    1ml/20kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.

    Hupha-Doflor LA:    1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.

    Hupha-Moxin LA:    1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.

     Hupha-Tyfor LA:     1ml/8-10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.   

+ Chiều tiêm bổ sung Hupha-ADEBcomplex (hoặc Hupha-Bcomplex):1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

+ Để con vật thèm ăn ngay tiêu hóa tốt. Cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).


Có thể bạn quan tâm

BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)
BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)
BỆNH GLASSER Ở LỢN (VIÊM ĐA XOANG)

Bệnh Glasser trên lợn là một bệnh có mặt khắp nơi trên thế giới, đã xuất hiện ở Việt Nam và đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi, nhất là từ sau khi bệnh tai xanh (PRRS) hoành hành. Bệnh do vi khuẩn Haemophilus...

Bệnh thường gặp trên gia súc và cách phòng ngừa
Bệnh thường gặp trên gia súc và cách phòng ngừa
Bệnh thường gặp trên gia súc và cách phòng ngừa

Để giảm thiểu thiệt hại cho đàn gia súc, người chăn nuôi cần biết cách phòng ngừa, nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh để đưa ra các giải pháp trị bệnh kịp thời.

BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)
BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)

Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) đường ruột của lợn được phát hiện lần đầu tiên do Zum và Rivolta (1878). Năm 1920, bệnh được Dowes mô tả và năm sau (1921 ) cũng tác giả này đặt tên cho loài cầu trùng đầu tiên gây bệnh cho lợn là...