1. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn Heamophillus parasuis gây ra.
- Vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể rồi khu trú tại đường hô hấp trên của lợn như xoang mũi hay hạch amidan. Khi các yếu tố stress như thay đổi thời tiết, di chuyển đàn, dịch PRRS, cúm lợn hay circo...xuất hiện và tấn công cơ thể lợn làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, từ đó vi khuẩn tăng độc lực và di chuyển vào máu đến các cơ quan: màng não, màng bụng, màng phổi, màng tim, khớp.
2. Triệu chứng
• Thể cấp tính
- Sốt cao 40 - 41ºC, bỏ ăn
- Lợn khó thở, thở nhanh
- Do xung huyết não nên mắt đỏ ngầu, có triệu chứng thần kinh như: nằm 1 bên, ưỡn cứng thân, co giật, kêu to
- Viêm khớp, lợn đi lại khó khăn, đi cà nhắc
- Lợn chết đột ngột
• Thể mạn tính
- Lợn nhợt nhạt, phát triển chậm.
- Tỷ lệ nhiễm bệnh 5 – 15%
- Viêm màng bao tim kéo dài dẫn đến chết.
3. Bệnh tích
Lợn mắc bệnh glasser bị sưng khớp đi lại khó khăn. Màng phổi và xoang ngực viêm - có dịch và fibrin bám dính. Viêm đa xoang (bụng và xoang ngực bị viêm). Viêm màng bao tim. Viêm màng phổi. Gan bị viêm. Viêm khớp có dịch. Xuất huyết não
Viêm khớp có dịch Xuất huyết não
4. Các bước xử lý khi trại nhiễm bệnh Glasser
Khi phát hiện trong trại bắt đầu có lợn ốm, bỏ ăn ta cần chẩn đoán càng sớm càng tốt xem có phải là lợn bị bệnh glasser hay không.
Trước tiên ta tìm hiểu dịch tễ xem khu vực xung quanh có bị nhiễm mầm bệnh glasser hay chưa do vi khuẩn H. parasuis có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp nên việc xem xét dịch tễ cũng là 1 trong những căn cứ quan trọng để chẩn đoán bệnh sớm. Sau đó dựa vào các triệu chứng điển hình của bệnh như đã nêu ở trên (chú ý: viêm khớp, triệu chứng thần kinh) xem lợn có biểu hiện triệu chứng bệnh hay không, tiếp đến nếu chưa chắc chắn ta có thể mổ khám lợn bệnh để quan sát tiếp các bệnh tích trên các cơ quan đích mà vi khuẩn có thể tấn công..
Tại bước này ta cần chú ý chẩn đoán phân biệt giữa bệnh glasser với các bệnh khác như suyễn lợn hay APP (viêm phổi màng phổi). Đối với APP cả 2 bệnh đều có triệu chứng ho và màng phổi bị viêm có fibrin nhưng đối với bệnh glasser ngoài ra còn có dịch rỉ viêm và fibrin đóng tại các màng bao và các xoang khác trong cơ thể như não, bụng. khớp,...
Cuối cùng, nếu muốn xác chẩn cần gửi mẫu bệnh phẩm đến phòng chẩn đoán xét nghiệm có uy tín để xác định chắc chắn bệnh.
5. Điều trị (khi xác định đúng là lợn bị bệnh glasser, ta tiến hành điều trị ngay:
- Bước 1: Tách những con ốm (những con có biểu hiện của bệnh glasser trên lợn) ra 1 chỗ riêng biệt.
- Bước 2: Tiêm kháng sinh liều cao cho toàn đàn (tiêm liều cao để hàm lượng thuốc có thể tác dụng đến tận xoang não và xoang khớp - những nơi có ít mạch máu đi tới). Các kháng sinh nhạy cảm với H. parasuis có thể dùng là: amoxicillin, ampicillin, oxytetracycline hay penicillin hoặc penicillin tổng hợp... (tùy thuộc vào dịch tễ vùng đó nhạy nhất với loại kháng sinh nào hay đã kháng với loại kháng sinh nào mà sử dụng cho phù hợp).
Liệu trình tiêm tùy thuộc từng loại kháng sinh nhưng thường là 3-5 ngày.
- Bước 3: Trộn kháng sinh 1 tuần liền ngay sau khi hết liệu trình tiêm.
- Bước 4: điều chỉnh lại tiểu khí hậu chuồng nuôi như giảm mật độ nuôi, tăng thông thoáng chuồng nuôi, lưu ý khi vận chuyển lợn, giảm các yếu tố gây stress, kiểm soát tốt PRRS, circo, cúm lợn...
Có thể bạn quan tâm
Để giảm thiểu thiệt hại cho đàn gia súc, người chăn nuôi cần biết cách phòng ngừa, nhận biết các dấu hiệu mắc bệnh để đưa ra các giải pháp trị bệnh kịp thời.
Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ hạ thấp, làm cho dê tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh cao. Vì vậy, người nuôi cần chủ động các biện pháp...
Để đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, bà con cần quan tâm tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET