1. Giới thiệu về bệnh tiêu chảy dịch trên lợn (PED)
Tiêu chảy thành dịch trên lợn (Porcine epidemic diarrhea – PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lợn, lây lan mạnh, do virus gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc cao với biểu hiện chủ yếu là tiêu chảy, nôn mửa, mất nước nặng. Tỷ lệ chết cao tập trung chủ yếu ở lợn con giai đoạn theo mẹ, có thể tới 100 %. Biểu hiện lâm sàng của bệnh PED rất giống với bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm (TGE), không thể đơn thuần phân biệt chúng chỉ dựa vào phân biệt triệu chứng lâm sàng và các đặc điểm bệnh tích đại thể, vi thể. Virus gây bệnh PED (Porcine epidemic diarrhea virus – PEDV) thuộc chi Alphacoronavirus, họ Coronaviridae trong bộ Nidovirales (Ủy ban quốc tế về phân loại virus năm – ICTV, 2011). Về mặt cấu trúc, PEDV có đường kính trung bình 130nm, chứa một lớp áo phía ngoài, bộ gen chứa 1 sợi RNA đơn dương dài khoảng 28kb mã hóa cho 4 protein cấu chúc chính là protein S (gai), M (màng), E (áo ngoài) và N (nucleocapsid). Hiện nay, mới chỉ xác định được một typ huyết thanh duy nhất của PEDV trên thế giới (
PED được báo cáo lần đầu tiên Anh năm 1971, gây bệnh cho lợn ở mọi lứa tuổi trừ lợn con theo mẹ, khi đó bệnh được gọi là dịch tiêu chảy do virus hoặc bệnh tiêu chảy thành dịch do virus (Epidemic viral diarrhea - EVD). Năm 1976, một đợt dịch khác giống EVD cũng do coronavirus gây ra xảy ra ở Châu Âu, khác biệt với EVD bùng phát năm 1971 là lần này bệnh xảy ra trên cả lợn con theo mẹ. Để phân biệt sự khác nhau trên, người ta gọi đợt dịch bùng phát năm 1971và năm 1976 lần lượt là EVD - typ 1 và EVD - Typ 2 (Wood, 1977). Năm 1978, bằng nghiên cứu thực nghiệm, EVD - typ 1 và EVD - typ2 được chứng minh do cùng một tác nhân virus gây ra, khi đó bệnh được gọi chung là “tiêu chảy thành dịch trên lợn” viết tắt theo tên tiếng Anh là PED (Pensaert MB và cs, 1982).
Cho đến nay, PED đã lan rộng và gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở nhiều nước Châu Âu và Châu Á như Anh, Bỉ, Séc, Hungary, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin…(Duarte và cs, 1994; Egberink và cs, 1988; Murphy và cs, 1999; Puranaveja và cs, 2009).
Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, ở châu Âu, PED xảy ra mang đặc điểm dịch tễ của typ 1 (EDV-typ1), gây tiêu chảy trên lợn choai, lợn thịt, lợn nái, hiếm khi gây bệnh cho lợn con đang trong giai đoạn theo mẹ. Tuy nhiên, ở châu Á, dịch lại xảy ra nghiêm trọng với tỷ lệ lây lan cao trên ở tất cả các lứa tuổi, tỷ lệ tử vong cao với lợn con theo mẹ (Puranaveja và cs, 2009; Park, 2007; Rui-Qin Sun và cs, 2012).
Ở Việt
2. Căn nguyên gây bệnh
Tiêu chảy thành dịch trên lợn do virus gây ra, được xếp vào họ Coronaviridae.
3. Đặc điểm dịch tễ
Về phương thức truyền lây, đường phân miệng có thể là phương thức chủ yếu để virus truyền sang vật chủ khác. PED thể cấp tính thường xảy ra ở thời điểm 4-5 ngày sau khi lợn được bán hoặc mua về. Vius có thể xâm nhập vào trại thông qua lợn nhiễm virus được chuyển về hoặc các dụng cụ có mang virus như xe tải, ủng... PEDV không khác nhiều với TGEV về đường truyền lây, nhưng virus này có vẻ tồn tại lâu hơn trong các trang trại sau khi dịch PED cấp tính đã qua đi. Khi dịch xảy ra ở trại lợn sinh sản, virus có thể được bài thải từ đàn mắc bệnh hoặc trở thành dịch địa phương. Một chu kỳ dịch địa phương có thể được hình thành nếu số lứa lợn được sinh ra và cai sữa trong trại đủ lớn để duy trì sự lưu hành của virus thông qua việc lây nhiễm giữa các lứa kế tiếp nhau khi lợn con mất khả năng miễn dịch lúc cai sữa. PEDV có thể gây ra tiêu chảy dai dẳng trên lợn con sau cai sữa ở những trại như vậy.
Cho tới nay, chưa có công bố nào về sự lây truyền của PED sang người và các loài khác.
4. Triệu chứng lâm sàng
Khi lợn mắc PED, biểu hiện chủ yếu và thường là duy nhất ở lợn đó là tiêu chảy mạnh, phân rất nhiều nước. Bệnh xảy ra ở những trại giống mẫn cảm có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong rất khác nhau. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc với tỷ lệ mắc có thể lên tới 100%. Biểu hiện của PED tương tự như TGE, tuy rằng PED lây lan chậm hơn và có tỷ lệ chết ở lợn con thấp hơn. Lợn con dưới 1 tuần tuổi có thể chết do mất nước sau khi tiêu chảy 2 đến 4 ngày. Tỷ lệ chết ở lợn con trung bình khoảng 50%, nhưng có thể cao hơn tới 100%. Ở giai đoạn lớn hơn, lợn thường tự hồi phục sau khi quá trình tiêu chảy kéo dài được 1 tuần. Khi PED cấp tính ở một trại qua đi, lợn con giai đoạn 2-3 tuần sau cai sữa vẫn có thể có biểu hiện tiêu chảy và lợn mới nhập về thường phát bệnh. Vài năm gần đây, những đợt bùng phát cấp tính điển hình với tỷ lệ chết cao trên lợn sơ sinh hiếm xảy ra ở Châu Âu, nhưng lại được báo xảy ra nhiều ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
6. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể của lợn mắc PED: Dạ dày trống rỗng do lợn nôn, và ống dưỡng chấp không chứa nhiều dịch dưỡng do sự kém hấp thu ở ruột. Các đoạn ruột non chứa đầy dịch, căng phồng, thành ruột mỏng tới mức có thể nhìn thấy do sự teo lại của tầng niêm mạc (hình 3-5). Chất chứa trong ruột non lợn cợn. Ngoài các bệnh tích tương tự như TGE, sự hoại tử cấp ở cơ lưng cũng được báo cáo.
Lợn con tiêu chảy chết do PEDV Ruột căng phồng, thành ruột mỏng do PEDV
Lông nhung ruột lợn ngắn lại do PEDV Lông nhung lợn không nhiễm PEDV
7. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán bệnh PED không thể đơn thuần dựa trên các biểu hiện lâm sàng và biến đổi mô bệnh học. Do biểu hiện của các tác nhân gây tiêu chảy ở lợn rất giống nhau, đặc biệt không thể phân biệt được PED cấp tính với bệnh TGE dù lợn mắc ở bất kỳ lứa tuổi nào, do đó kết quả chẩn đoán phân biệt phòng thí nghiệm là tối cần thiết để xác định PEDV.
8. Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh
Do nguyên nhân gây bệnh là một loại virus nên hiện tại chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào cho bệnh PED, do đó sử dụng vacxin hợp lý và vệ sinh phòng bệnh vẫn là những giải pháp tối ưu nhất, đặc biệt là ở những quốc gia tồn tại các trại chăn nuôi nhỏ lẻ như nước ta.
Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên hiện tại chữa triệu chứng tiêu chảy là biện pháp điều trị chủ yếu khi lợn mắc PED, lợn được cho uống nước tự do, bổ sung điện giải chống mất nước, và hạn chế khẩu phần ăn, đặc biệt là ở lợn đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh. Các biện pháp vệ sinh nên được áp dụng nghiêm ngặt để đề phòng sự xâm nhiễm PEDV từ bên ngoài vào trong trại. Việc nhập lợn đã mắc PEDV luôn là nguy cơ lây nhiễm cao nhất, ngoài ra bệnh cũng có thể lây lan qua các dụng cụ, người hay chuột bọ mang mầm bệnh. Nếu trại đã chẩn đoán nhiễm PED, việc đầu tiên cần chú ý là các biện pháp phòng để ngăn cản tạm thời sự xâm nhiễm của virus vào khu vực nái.
Việc chủ động phơi nhiễm virus PED cho nái bằng phân, ruột của lợn đã nhiễm PEDV sẽ kích thích tạo miễn dịch qua sữa và giúp ngăn cản sự xâm nhiễm của virus vào lợn con, do đó làm giảm tỷ lệ chết ở đàn có virus lưu hành. Trên thực tế, người chăn nuôi có thể tự chế vacxin chuồng bằng cách nghiền một bộ ruột non của lợn con đang theo mẹ mắc PED với nước vừa đủ 200ml (có thể bổ sung kháng sinh), trộn vào cám cho khoảng 20 lợn nái ăn. Kết quả cho thấy sau một vài tháng PED qua đi.
Nếu một trại có dịch PED xảy ra và virus được chẩn đoán tồn tại trên các đàn lợn con sau cai sữa kế tiếp nhau, để thải trừ hẳn virus khỏi trại, ngay sau khi tách mẹ cai sữa, nên nhanh chóng chuyển lợn con sang khu vực khác trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần.
Ở nước ta, hiện tại những thông tin và hiểu biết của người quản lý và người chăn nuôi còn rất hạn chế, hầu như chưa có công bố chính thức nào về tình hình nhiễm PED tại Việt Nam. Trong khi dịch bệnh ngày càng lan rộng và phức tạp thì việc tiếp cận và sử dụng vacxin phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến giữa năm 2014, nhiều công ty nhập khẩu và phân phối vacxin PED, trong đó có vacxin do Hàn Quốc sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ năm 1987, dựa trên hiện tượng lợn mắc bệnh ở đường sinh sản và hô hấp ở thể cấp tính. Năm 1991, bệnh chính thức mang tên\" Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn\" - Porcine Reproductive...
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm tử cung lợn
Người là ký chủ của sán trưởng thành (Taenia solium) ký sinh trong ruột non người. Ký chủ trung gian của sán dây Taenia solium là lợn và cũng có thể là người. ấu trùng (Cysticercus cellolosae – lợn gạo) có thể tìm thấy trong hệ cơ vân, cơ tim...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET