Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

3 “ông lớn” bắt tay tạo lợi thế cạnh tranh từ ... đàn bò

Cập nhật: 15/06/2014

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 

Dự án nuôi đàn bò thịt, bò sữa, xây nhà máy chế biến sữa, nhà máy  giết mổ thịt với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng của ba “ông lớn” là Cty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), Cty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood (Nutifood), Cty TNHH MTV VN Kỹ nghệ súc sản (Vissan) vừa được ký kết.

Với chiến lược hợp tác  này, các bên đã chuẩn bị kế hoạch đầu tư 
cụ thể cho sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình

 

Theo nội dung hợp tác: HAGL là đơn vị đầu tư nuôi bò thịt và bò sữa; NutiFood là đơn vị tiêu thụ và chế biến sữa tươi; Vissan đơn vị tiêu thụ bò thịt. Với chiến lược hợp tác  này, các bên đã chuẩn bị kế hoạch đầu tư cụ thể cho sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình.

HAGL sẽ đầu tư  khoảng 6.300 tỷ đồng cho trang trại và đồng cỏ. Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai trong 2 năm 2014 và 2015 với mức đầu tư 3.150 tỉ đồng. Giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2017 với số vốn 3.150 tỉ đồng. Dự kiến tổng đàn bò thịt và bò sữa khoảng 236.000 con và có thể đạt tới 300.000 con. Giống bò  được về  nhập từ Thái Lan, Úc, New Zealand, Mỹ và nuôi tại các trang trại của HAGL trên đất VN, Lào và Campuchia. Trước mắt, diện tích đất sử dụng để trồng cỏ khoảng 3.400 ha và 600 ha xây dựng hạ tầng phục vụ chăn nuôi. Theo như lời ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL, ngày 16/6 tới sẽ có lứa bò thịt đầu tiên nhập từ Thái Lan về đã có độ tuổi từ 18 - 25 tháng, nuôi thêm một thời gian  khoảng 7 đến 8 tháng sau đó có thể xuất chuồng làm thịt.

 

Năm 2013, qui mô đàn bò trên cả nước mới đạt 184.000 con, đáp ứng nguồn sữa tươi nguyên liệu khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng, 70% còn  lại sữa ngoại thao túng với giá cắt cổ.

Còn với Vissan, DN này cũng đang chuẩn bị đầu tư nhà máy giết mổ mới tại Long An có công suất 100.000 tấn/năm tiêu thụ toàn bộ lượng bò thịt do HAGL cung cấp. Đây là sự liên kết ý nghĩa không chỉ giải quyết thiếu hụt về tổng đàn bò mà còn giúp thị trường thịt bình ổn, ông Văn Đức Mười - Tổng Giám đốc Vissan chia sẻ: Tổng đàn bò tại VN đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây và giống bò vàng nội địa chỉ vỏn vẹn có 250kg/con. Trong khi đó bò Úc (bò Brahman, bò Drought Master) có trọng lượng 500kg/con. Nhiệm vụ của Vissan hàng năm phải thực hiện chương trình bình ổn thị trường, ổn định giá, bằng cách nhập bò sống từ Úc về giết mổ, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với nhu cầu thị trường. Vì thế tôi tin, dự án nuôi bò của HAGL sẽ làm thay đổi cách nghĩ, cách làm lâu nay của nền nông nghiệp VN.

 

Để bao tiêu toàn bộ nguồn sữa, Nuitifood sẽ đầu tư nhà máy chế biến sữa tại KCN Trà Đa - Pleiku trên diện tích 7ha, với tổng vốn khoảng 5.000 tỷ đồng, công nghệ 100% CHLB Đức và Thụy Điển. Nhà máy được đầu tư chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1  được triển khai  vào tháng 9/ 2014 và đầu năm 2015, qui mô sản xuất khoảng 290 triệu /năm lít sữa tươi, giai đoạn tiếp theo, công suất nhà máy được nâng lên 500 trệu lít/năm. Ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Nutifood cho biết, hợp tác với HAGL là cơ duyên, cũng là cơ hội cho Nutifood.

Thị trường sữa VN đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới, song hiện nay ngành sữa của nước ta lại chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập do chưa phát triển được đàn bò với quy mô lớn. Đến năm 2013, quy mô đàn bò sữa của VN mới đáp ứng được nguồn sữa tươi nguyên liệu khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng. Mục tiêu Bộ Công thương đề ra tới năm 2020, nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước phải đáp ứng được 40% nhu cầu tiêu dùng.

Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn HAGL:
“Cộng hưởng” những lợi thế

Dự án nuôi bò đã được ấp ủ từ lâu và được nhiều chuyên gia nước ngoài tư vấn. Nền tảng và lợi thế để HAGL bắt tay vào triển khai dự nuôi bò, thứ nhất là sẵn có diện tích đất (khoảng 100 ha đất tại 3 đất nước: VN, Lào và Campuchia). Hiện đang khai thác nguồn nguyên liệu từ sản phẩm của 44.500ha cao su, 10.000ha mía đường, 12.000ha dầu cọ, 5.000ha bắp...).

Thứ hai: nguồn thức ăn dồi dào được tận dụng từ các các phụ phẩm nông nghiệp như: đọt mía, ngô, cọ dầu… Đây là một lợi thế trong chăn nuôi, vì thức ăn cho gia súc quyết định chiếm đến 70% giá thành thành phẩm.

Thứ ba: áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp cộng với đội ngũ chuyên gia giỏi đến từ  nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển… Đó là chưa kể đàn bò thải phân ra dùng để bón cho vườn cao su, mía, ngô… thay thế phân bón NPK, mà theo tính toán, con số  làm lợi này lên đến gần  300 tỷ đồng mỗi năm. Ngoài ra, khi đàn bò phát triển ổn định cho doanh thu và lợi nhuận chiếm từ 25-30% trong doanh thu từ mảng nông nghiệp của HAGL.

Hiện nay, mỗi năm VN nhập khẩu đến 500.000 con bò thịt và 70% nguyên liệu cho nhu cầu tiêu dùng sữa. Dự án này sẽ giúp kéo giảm lượng nhập khẩu và người tiêu dùng sẽ được mua sữa và thịt bò với giá thấp hơn hiện nay.

M.Hương


Có thể bạn quan tâm

Đeo tất chân cho gà Đông Tảo
Đeo tất chân cho gà Đông Tảo
Đeo tất chân cho gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo - một giống gà tiến vua, ngon trứ danh đất Hưng Yên, đang được nông dân ở đây chăm sóc theo những cách đặc biệt để bán giá cao dịp Tết…

Sung túc nhờ bồ câu Pháp
Sung túc nhờ bồ câu Pháp
Sung túc nhờ bồ câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp không khó. Thức ăn cho loài chim này là cám tổng hợp và gạo lức để tránh bệnh về tiêu hóa.

Thái Nguyên: Vỗ béo, cải tạo đàn bò thịt
Thái Nguyên: Vỗ béo, cải tạo đàn bò thịt
Thái Nguyên: Vỗ béo, cải tạo đàn bò thịt

Trong quý II năm nay, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên đã phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Phú Bình tổ chức triển khai mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò thịt để đạt năng suất, chất lượng...