Tổng số 120 gà Nòi lai (Bình Định X Nòi) 2 tuần tuổi được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức và 03 lần lặp lại (10 con/01 lần lặp lại) để xác định ảnh hưởng của các mức bổ sung probiotics lên tăng khối lượng cơ thể (KLCT) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của gà. Thí nghiệm được thực hiện tại Trại thực nghiệm Chăn nuôi – Thú y, Trường Đại học Trà Vinh, từ tháng 12/2018 đến tháng 06/2019. Probiotics được bổ sung ở 04 mức 0% (đối chứng); 0,1%; 0,2% và 0,3% vào khẩu phần cho cả 2 giai đoạn 2-5 và 6-10 tuần tuổi. Thức ăn cho gà được dùng từ thức ăn trộn sẵn do công ty sản xuất. Gà được ăn uống tự do trong máng riêng từng ô lặp lại và được tiêm phòng theo quy trình. Gà được nuôi trên chuồng sàn giai đoạn 2-5 tuần tuổi và trên nệm lót sinh học giai đoạn 6-10 tuần tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 0,1%, 0,2% và 0,3% probiotics vào khẩu phần nuôi dưỡng gà Nòi lai 2-10 tuần tuổi không làm ảnh hường đến khả năng tiêu thụ thức ăn. Tuy nhiên, TKL của gà Nòi lai tăng từ 14,86 và 15,7 g/con/ngày lên 17,5 và 18,49 g/con/ngày và FCR được cải thiện từ 2,79 và 2,65 xuống còn 2,38 và 2,26 khi bổ sung probiotics từ 0% và 0,1% lên 0,2 và 0,3%.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà Nòi là giống gà được chọn nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật và thích nghi tốt với sự thay đổi của thời tiết. Gà Nòi nuôi thịt thường có da vàng, đùi to, thịt ức dầy, ít mỡ, nồng độ cholesterol trong mỡ thấp, đặc biệt có phẩm chất thịt thơm ngon nên ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng (Nguyễn Văn Quyên, 2008). Gà Nòi lai thương phẩm là giống được lai tạo giữa gà trống Bình Định và gà Nòi mái, giống này hiện nay cũng được nuôi phổ biến tại ĐBSCL.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm, những vấn đề về tồn dư kháng sinh, sử dụng chất kích thích tăng trưởng, hiện tượng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc, đã và đang là vấn đề vô cùng nan giải hiện nay. Để khắc phục những tồn tại trên và để phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững theo hướng an toàn sinh học thì probiotics đã và đang là lựa chọn hàng đầu để thay thế kháng sinh trong phòng ngừa bệnh và giúp gia cầm sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Probiotics là loại thức ăn bổ sung vi sinh vật sống, có tác động có lợi đến vật chủ nhờ khả năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (Fuller, 1989). Khi được bổ sung vào cơ thể chúng sẽ sinh trưởng phát triển, ức chế và có thể tiêu diệt được các vi sinh vật có hại. Làm tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất (Abe và cs., 1995). Do đó, việc bo sung probiotics giúp cải thiện sức sinh trưởng ở gia cầm, hạn chế bệnh tật, tránh tình trạng lạm dụng và gây tồn dư kháng sinh trong thân thịt sau khi giết mổ. Tuy nhiên để các lợi khuẩn này hoạt động hiệu quả và phát huy được hết khả năng của chúng thì phải được bổ sung với một lượng probiotics phù họp (FAO/WHO, 2002). Xuất phát từ những vấn đề trên nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics vào khẩu phần ăn lên khả năng sinh trưởng của gà Nòi lai thương phẩm giai đoạn 2-10 tuần tuổi đã được thực hiện nhằm xác định mức độ bổ sung phù hợp cho gà Nòi lai.
VẶT LIỆU VÀ PHƯ NG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Tổng số 120 gà Nòi lai thương phẩm (trống Bình Định X mái Nòi) 2 tuần tuổi.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng 06/2019, tại Trại thực nghiệm Chăn nuôi – Thú y, Khoa Nông nghiệp – Thủy sản thuộc Trường Đại học Trà Vinh.
Phương pháp nghiên cứu
Bố trí thí nghiệm
Tổng số 120 gà Nòi lai thương phẩm (trống Bình Định X mái Nòi) 2 tuần tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 04 nghiệm thức (NT), 3 lần lặp lại và 10 con cho mỗi lần lặp lại. Các NT khác nhau do probiotics được bổ sung ở các mức 0% (đối chứng); 0,1%; 0,2% và 0,3% vào khẩu phần gà Nòi lai cho cả giai đoạn 2-5 và 6-10 tuần tuổi. Gà được ăn uống tự do trong máng ăn và máng uống riêng biệt ở mỗi đơn vị thí nghiệm. Gà được tiêm phòng một số bệnh thông thường theo quy trình.
Giai đoạn 2-5 tuần tuổi gà được nuôi trên chuồng úm cách mặt đất 0,5 m. Chuồng được làm bằng gỗ, vách bằng lưới kẽm và sàn kẽm với diện tích 0,8 m2 cho 01 đơn vị thí nghiệm. Giai đoạn 6-10 tuần tuổi gà được nuôi ứên nền trấu đệm lót vi sinh của sản phẩm Balasa N01 và mỗi ô có diện tích 4 m2.
Thức ăn và probiotics thí nghiệm
Probiotics được sử dụng trong thí nghiệm là chế phẩm UV-Bacillus chứa các vi sinh vật hữu ích với thành phần (CFU/kg): Bacỉllus subtilìs 10×109; Bacillỉus megaterium 10×109; Bacillus polymyxa 10×109; Bacillus lychenniformis 10×109; Bacỉllus mesentericus 10×109; Lactobacillus acidophilus 5×108; Saccharomyces cerevisiae 5×108. Thành phần dinh dưỡng của khẩu phần nuôi dưỡng ở 2 giai đoạn được cung cấp từ nhà sản xuất thức ăn và được trình bày ở Bảng 1.
Các chỉ tiêu theo dõi
Tiêu thụ thức ăn
Tiêu thụ thức ăn (TTTA) được xác định bằng cách tính hiệu số giữa lượng thức ăn cung cấp và lượng thức ăn thừa vào sáng hôm sau. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng tuần được tính bằng cách cộng dồn lượng thức ăn tiêu thụ trong 7 ngày.
Tăng khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể (KLCT) của gà được xác định bằng cách cân vào lúc 6 giờ sáng hàng tuần. Tăng KLCT gà Nòi lai được tính bằng cách lấy KLCT cuối tuần trừ KLCT đầu tuần. Tăng KLCT hàng ngày được tính bằng cách chia tăng KLCT hàng tuần của gà cho 7.
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) được tính dựa vào khả năng tăng KLCT khi tiêu thụ một lượng thức ăn. FCR = thức ăn tiêu thụ hàng tuần (g)/ tăng khối lượng hàng tuần (g).
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo mô hình General Linear Model (GLM) của ANOVA và so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng Tukey ở mức độ ý nghĩa 5% bằng phần mềm Minitab 13.2 (2000).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của việc bổ sung Probiotics lên tiêu thụ thức ăn
Bảng 2 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà ở các nghiệm thức trong suốt quá trình thí nghiệm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) và gà TTTA tăng dần qua các tuần tuổi. Thức ăn được tiêu thụ tăng dần qua các tuần tuổi là phù họp với quy luật, gà càng lớn, KLCT càng tăng thì TTTA càng nhiều (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Tuy nhiên, việc bổ sung probiotics từ 0,1% đến 0,3% đã không ảnh hưởng đến TTTA của gà. Lượng TTTA không khác biệt là do gà có khả năng điều chỉnh lượng ăn vào để thỏa mãn nhu cầu năng lượng (NRC, 1994) và gà được nuôi cùng một khẩu phần thức ăn có ME như nhau. Kết quả này phù họp với báo cáo của Radfar và Parviz (2008) cho rằng khi bổ sung probiotics vào khẩu phần thức ăn của gà không ảnh hưởng nhiều đến khả năng TTTA. Tuy nhiên nghiên cứu của Trần Quốc Việt và cs. (2008), Hồ Trung Thông và cs. (2016) và Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) lại cho thấy probiotics ảnh hưởng đến lượng thức ăn tiêu thụ. Ngoài ra, probiotics còn giúp ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, sản sinh ra axit hữu cơ giúp cân bằng pH đường ruột (Kabir và cs., 2004); Saccharomyces cerevisiae sản sinh ra cellulose và protease (Auclair, 2001).
Kết quả TTTA của gà tuần 2-5 theo nghiên cứu này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) khi nghiên cứu ừên gà Nòi bằng cách bổ sung 0,2% probiotics vào khẩu phần ăn cho kết quả lượng TTTA là 20,37 g/con/ngày ở cùng giai đoạn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng và cs. (2016) trên gà Mía lai Lương Phượng giai đoạn 2-5 tuần tuổi cho kết quả TTTA 35,71 g/con/ngày ở nghiệm thức bổ sung probiotics 2,5 g/kg thức ăn cao hơn so với nghiên cứu này.
TTTA tuần 6-10 dao động ứong khoảng 41,60-67,89 g/con/ngày, thấp hơn kết quả của Nguyễn Công Hậu (2013) khi nghiên cứu về năng suất sinh trưởng của gà Nòi lai giai đoạn 512 tuần tuổi thu được lượng TTTA là 49,21 g/con/ngày. Đồng thời cũng thấp hơn kết quả của Hồ Trung Thông và cs. (2016) nghiên cứu trên gà Ri lai cho kết quả TTTA 74,69 g/con/ngày ở nghiệm thức 0,15% probiotics giai đoạn 5-12 tuần tuổi. Kết quả TTTA toàn kỳ của gà cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Thông và cs. (2015) khi bo sung Bactozyme trên gà Nòi lai cho kết quả về TTTA toàn kỳ ở nghiệm thức bổ sung 2 g/kg thức ăn cho ăn liên tục là 36,32 g/con/ngày. Tuy nhiên thấp hơn lượng TTTA 56,79 g/con/ngày theo kết quả nghiên cứu của Hồ Trung Thông và cs. (2016) khi bổ sung probiotics với lượng 0,15% ở gà Ri lai giai đoạn 112 tuần tuổi.
Ảnh hưởng của việc bổ sung Probiotics lên tăng khối lượng bình quân (g/con/ngày)
Tăng KLCT của gà ở Bảng 3 cho thấy gà tăng khối lượng ở tuần 2 đến tuần 10, tuần 2-5, tuần 6-10 và tảng KLCT toàn kỳ của gà khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa các nghiệm thức khi bổ sung probiotics từ 0,1 đến 0,3%. Đầu kỳ, KLCT của gà không khác biệt nhưng KLCT của gà ở cuối thí nghiệm lại khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05), gà đạt KLCT cao nhất ở nghiệm thức Proo.3 (1.220 g/con) và thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (991 g/con). Sự khác biệt này có thể do sự tác động của probiotics đến hệ tiêu hóa của gà giúp cho gà tiêu hóa hấp thu dưỡng chất tốt hơn, từ đó tăng khối lượng nhanh và đạt KLCT cao hơn.
Giai đoạn gà 2-5 tuần tuổi
Tăng KLCT trung bình ở tuần 2 không khác biệt yà dao động từ 8,90-12,48 g/con/ngày. Ở tuần 4 và 5, gà tăng KLCT khác biệt, trong đó tuần 5 cho tăng KLCT trung bình ở gà đạt 18,76 g/con/ngày ở nghiệm thức Proo.3 và 18,00 g/con/ngày ở nghiệm thức Proo.2 cao hơn nghiệm thức Proo.1 và ĐC lần lượt là 16,10 và 15,05 g/con/ngày. Sự khác biệt này có thể do gà đã dần thích nghi với probiotics, các lợi khuẩn gia tăng đủ số lượng và tác động tích cực giúp cải thiện về tăng khối lượng của gà. Kết quả nghiên cứu hiện tại cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) khi bổ sung 0,2% probiotics vào khẩu phần thức ăn cho gà Nòi cho tăng khối lượng bình quân 15,80 g/con/ngày ở tuần tuổi thứ 5. Tuy nhiên, kết quả trên lại thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng và cs. (2016), trên giống gà Mía lai Lương Phượng với mức bổ sung probiotics là 2,5 g/kg thức ăn, lúc 4 tuần tuổi đạt tăng khối lượng 16,90 g/con/ngày.
Tăng KLCT trung bình của gà giai đoạn 2-5 tuần tuổi ở các nghiệm thức ĐC, Proo.1, Proo.2 và Proo.3 lần lượt là 12,39; 12,89; 13,92 và 14,28 g/con/ngày. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) trên gà Nòi khi bổ sung 0,2% probiotics vào khẩu phần thức ăn đạt tăng khối lượng 10,99 g/con/ngày ở cùng giai đoạn, nhưng lại thấp hơn của Trần Quốc Việt và cs. (2009), khi dùng chế phẩm PEA với lượng 0,5 kg/tấn trên gà Lương Phượng giai đoạn 2-4 tuần tuổi cho tăng khối lượng trung bình 16,8 g/con/ngày và cũng thấp hơn nghiên cứu của Khaksefidi và Rahimi (2005) trên gà Ross 308 từ 0 đến 4 tuần tuổi với lượng bổ sung 1 g/kg thức ăn cho tăng khối lượng trung bình 29,61 g/con/ngày. Theo Mohan và cs. (1996) thì lợi ích của probiotics đến tăng trưởng của gà chỉ xảy ra rõ rệt từ tuần tuổi thứ 4 và kết quả nghiên cứu này là phù họp.
Giai đoạn gà 6-10 tuần tuổi
Tăng khối lượng trung bình của gà ở các tuần đều khác biệt có ý nghĩa, trong đó gà tăng KLCT nhanh và đạt cao nhất ở tuần 8 với 24,48 g/con/ngày ở nghiệm thức Proo.3, kế đến ở nghiệm thức Proo.2 và Proo.1 đạt 22,95 và 20,19 g/con/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức ĐC đạt 18,76g/con/ngày. Kết quả này phù họp với nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Trần Đức Hoàng (2017) khi bổ sung chế phẩm Lactobacillus cho gà Lạc Thủy nuôi thịt với lượng 1 g/lít nước uống và nghiên cứu của Ezema (2012) bổ sung probiotics với mức 1 g/kg thức ăn cho gà hậu bị đều cho tăng khối lượng cao nhất ở tuần tuổi thứ 8. Tuy nhiên ở tuần 9 và 10 tăng khối lượng của gà bắt đầu chậm lại nhưng vẫn khác biệt có ý nghĩa. Theo Oluyemi và Robert (2000) sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng của gà ở giai đoạn này là do sự thay đổi từ phát triển thể chất sang phát triển sinh sản dẫn đến sự trưởng thành ở gia cầm. Probiotics được bổ sung vào thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa các họp chất hữu cơ và protein nhờ vậy mà tăng KLCT của gà được cải thiện (Trần Quốc Việt và cs., 2009) và tăng chiều cao và chiều rộng của lông nhung ruột của gà thịt tò đó tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng (Erfani và cs., 2013).
Hệ Số chuyển hóa thức ăn của gà khi bổ sung probiotics vào khẩu phần được thể hiện ở Bảng 4 cho thấy FCR tuần 4 đến tuần 10, tuần 2-5, tuần 6-10 và toàn kỳ đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Ở tuần 2 và tuần 3, FCR giữa các nghiệm thức không khác biệt (P>0,05) dao động 1,57-1,79. Mặc dù chưa tạo nên sự khác biệt giữa các nghiệm thức nhưng ở các nghiệm thức được bổ sung probiotics đều có FCR nhỏ hơn ĐC, điều này chứng tỏ probiotics đã CÓ những tác động bước đầu giúp cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất. Kết quả này phù họp với nghiên cứu của Ahmed và cs. (2015) trên gà Hubbard giai đoạn 0-4 tuần tuổi bổ sung probiotics từ 1-3 g/kg thức ăn ở 3 tuần đầu chưa tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa.
Tuần 5, FCR ở nghiệm thức ĐC (2,41) và Proo.1 (2,26) cao hơn ở nghiệm thức Proo.2 (2,02) và Proo.3 (1,94). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) thu được FCR ở 5 tuần tuổi là 1,94 ở nghiệm thức bổ sung 0,2% probiotics trên gà Nòi. Tuy nhiên FCR ở nghiệm thức Proo.3 (1,94) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Karaoglu và Durdag (2005) ừên gà Ross 308 ở nghiệm thức bổ sung 2 g/kg thức ăn cho FCR là 2,12 lúc 5 tuần tuổi. Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của gà đã dần hoàn thiện, gà cũng đã thích nghi dần với việc bổ sung probiotics, các lợi khuẩn đã giúp tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất nên giúp gà sử dụng thức ăn hiệu quả hơn.
FCR của tuần 2-5 thấp nhất ở nghiệm thức Proo.3 (1,78) và cao nhất ở nghiệm thức ĐC (2,03). Kết quả này cao hơn kết quả của Alkhalf và cs. (2010) bổ sung probiotics 1 g/kg thức ăn trên gà thịt với FCR bằng 1,79 ở cùng giai đoạn. Nhưng thấp nghiên cứu của Hồ Trung Thông và cs. (2016) khi bổ sung 0,15% probiotics cho FCR là 1,99 ở giai đoạn 2-4 tuần tuổi. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thủy và Nguyễn Công Hà (2017) trên gà Nòi ở cùng giai đoạn cho FCR là 1,87 ở nghiệm thức bổ sung 0,2% probiotics thì kết quả này tương đương.
Tuần 10, FCR thấp nhất (3,26) ở nghiệm thức Proo.3 và cao nhất ở nghiệm thức ĐC (4,12). Như vậy, bổ sung 0,3% probiotics vào khẩu phàn nuôi dưỡng đã cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Kết quả FCR tuần 6-10 theo nghiên cứu này thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Minh Thông và cs. (2015) trên gà Nòi lai giai đoạn 5-12 tuần tuổi với FCR trung bình là 2,84 khi bổ sung probiotics 2 g/kg thức ăn. FCR toàn kỳ khác biệt giữa các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức ĐC (2,79) và Proo.1 (2,65) cao hom của nghiệm thức Proo.2 (2,38) và Proo.3 (2,26). Theo Nguyễn Thị Hằng và cs. (2016), bổ sung probiotic 2,5 g/kg thức ăn cho gà Mía lai Lương Phượng giai đoạn 2-10 tuần tuổi thu được FCR toàn kỳ (2,51), cao hơn nghiên cứu này. Đồng thời kết quả này cũng thấp hơn nghiên cứu của Hồ Trung Thông và cs. (2016) khi bổ sung 0,15% probiotics trên gà Ri lai giai đoạn 1-12 tuần tuổi cho FCR là 3,32.
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy probiotics tác động đến hệ số chuyển hóa thức ăn và đã làm giảm FCR đáng kể ở các nghiệm thức bổ sung, đặc biệt là giai đoạn từ 4-10 tuần tuổi. Sự tác động này có thể do các lợi khuẩn khi được đưa vào đường tiêu hóa đã gia tăng số lượng, ức chế sự phát ứiển của vi sinh vật gây hại, làm tăng hoạt tính của enzyme nội sinh như amylase (Jin và cs., 2000), carbohydrase (Collington và cs., 1990); sản sinh ra enzyme hỗ trợ tiêu hóa như amylase, protease, cellulose (Auclaữ, 2001); tăng khả năng tiêu hóa chất hữu cơ và protein (Trần Quốc Việt và cs., 2009); tăng chiều cao và chiều rộng của lông nhung ruột (Erfani và cs., 2013) từ đó giúp gà hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
KÉT LUẬN
Tiêu thụ thức ăn của gà Nòi lai 2-10 tuần tuổi không bị ảnh hưởng bởi bổ sung 0,1; 0,2; 0,3% probiotics vào khẩu phần.
Bổ sung 0,2 và 0,3% probiotics vào khẩu phần gà Nòi lai 2-10 tuần tuổi cho tăng KLCT lần lượt 17,5 và 18,49 g/con/ngày cao hơn khi không bổ sung và bổ sung 0,1% probiotics cho tăng KLCT lần lượt 14,86 và 15,7 g/con/ngày.
FCR của gà Nòi lai 2-10 tuần tuổi khi bổ sung 0,2 và 0,3% probiotics ở mức 2,38 và 2,26 cao hơn khi không bổ sung và bổ sung 0,1% với FCR lần lượt 2,79 và 2,65.
Lâm Thái Hùng và cs
Tạp chí KHCN Chăn nuôi số 109
Viện Chăn nuôi
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Tỷ lệ chết của gà thịt thường cao nhất sau 3 - 4 ngày kể từ khi đưa vào chuồng. Mặc dù không thể ngăn chặn được hiện tượng này, tuy nhiên nếu thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc, tỷ lệ này có thể...
03/12/2013 10:35 Dân Việt - Sau 2 năm thực hiện, đề tài nuôi thử nghiệm giống gà siêu trứng VCN- G15 (giống gà lai giữa gà Ai Cập và gà trống Ukraine) đã được Hội đồng khoa học tỉnh Lạng Sơn đánh giá có tính khả thi rất cao.
(Người Chăn Nuôi) - Bệnh hô hấp phức hợp trên heo hay còn gọi tắt là PRDC gây ra những thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Kiểm soát và chẩn đoán sớm cũng như xác định được chính xác bệnh, góp vai trò quan trọng trong việc quản lý...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET