Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Cẩn trọng dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Cập nhật: 19/12/2020, 22:09:56

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Cẩn trọng dịch bệnh trên đàn vật nuôi
Hiện, các địa phương chủ động các biện pháp thú y đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi - Ảnh: Tất Sơn

(Người Chăn Nuôi) - Những tháng cuối năm, thời tiết mưa lạnh, độ ẩm không khí cao tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với đó, tổng đàn vật nuôi có xu hướng tăng mạnh cộng với việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật cũng dày đặc hơn khiến công tác kiểm soát dịch bệnh khá căng thẳng.

Nguy cơ tiềm ẩn lớn

Thông tin từ Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, bệnh lở mồm long móng, tai xanh, cúm gia cầm, Dịch tả heo châu Phi đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bệnh Dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện nhỏ lẻ ở các hộ chăn nuôi của 268 xã thuộc 95 huyện của 29 tỉnh, thành phố, số heo tiêu hủy là 15.769 con. Cục Thú y dự báo, thời gian tới dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có thể tiếp tục xảy ra, nhất là chăn nuôi nông hộ.

Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, dịch bệnh hiện vẫn xảy ra nhỏ lẻ ở các địa phương. Nguyên nhân là do việc buôn bán gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Một số tỉnh, thành phố chưa có cơ sở giết mổ đảm bảo quy định nên nguy cơ phát tán dịch bệnh khá lớn…

Trong khi đó, thị trường cuối năm là cơ hội để người chăn nuôi tăng đàn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là các loại thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do các loại dịch bệnh vẫn tiềm ẩn nguy cơ, nhất là Dịch tả heo châu Phi, nên các tỉnh, thành siết chặt quản lý.Tỉnh Đồng Tháp có sản lượng gia súc, gia cầm lớn, theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, đến giữa tháng 8, tỉnh đã cung cấp 70.450 lít Benkocid để sử dụng để tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, chợ gia cầm. Ngoài ra, các lực lượng thú y cũng tiến hành tiêm phòng các loại bệnh khác trên gia súc. Cụ thể, tiêm phòng dịch tả heo là 25.100 con; tụ huyết trùng 23.700 con; tai xanh gần 6.400 con; lở mồm long móng trên 5.300 con; tiêm phòng trị bệnh cúm gia cầm hai đợt với 9,6 triệu liều vaccine. Đồng thời, duy trì 9 chốt chống dịch cố định, gồm 5 chốt nội địa và 4 chốt biên giới. Do vậy, thời điểm này đàn vật nuôi của tỉnh vẫn được giám sát chặt chẽ.

Còn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tính đến ngày 15/11, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra trên đàn bò nuôi của hai huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh. Cụ thể, đã có 22 con bò của 7 hộ tại thôn Xuân Đông, xã Diên Xuân (huyện Diên Khánh) bị mắc bệnh; còn tại huyện Khánh Vĩnh, bệnh xảy ra ở 19 hộ của 4 xã là Khánh Nam, Khánh Trung, Khánh Đông và Khánh Hiệp, tổng số bò bị mắc bệnh là 69 con.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã phối hợp với các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Cụ thể, từ tháng 9, đã cấp 34.425 liều vaccine lở mồm long móng trâu, bò; 2.075 liều vaccine lở mồm long móng heo; 512.400 liều vaccine cúm gia cầm; 26.700 liều vaccine tụ huyết trùng trâu, bò và 17.250 liều vaccine dịch tả heo cổ điển. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 2 năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Quyết không chủ quan

Hiện nay, mặc dù dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được khống chế, thế nhưng, các địa phương vẫn tăng cường giám sát, chủ động mọi phương án để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi những tháng cuối năm.

Tại tỉnh Khánh Hòa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã dự trữ 1.600 lít hóa chất trong nguồn chống dịch của tỉnh để cấp cho các địa phương khử trùng, tiêu độc khi xảy ra ổ dịch trên gia súc, gia cầm. Cùng đó, triển khai mua 8.350 lít hóa chất để vệ sinh và phun khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi đợt 11 năm 2020 và bổ sung hóa chất vào nguồn dự trữ chống dịch bệnh động vật của tỉnh…

Tại Đồng Tháp, theo ông Bạch Tuấn Kiệt, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y tỉnh, Chi cục yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp, người dân thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Cùng đó, dự kiến trong tháng 12 này sẽ triển khai đợt tiêm phòng cúm cho năm 2021 nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân trong dịp Tết.

Song song với đó, Chi cục sẽ phối hợp với các ngành, địa phương kiểm tra việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật; chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, hóa chất, cung ứng đầy đủ và sẵn sàng trong công tác phòng, chống dịch; đặc biệt là kịp thời ngăn chặn, xử lý ổ bệnh Dịch tả heo châu Phi nếu phát sinh.

Tại Hà Nội, từ nay đến cuối năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện 2 đợt tiêu độc khử trùng môi trường, duy trì hoạt động 5 chốt kiểm dịch gia súc, gia cầm vào thành phố, kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và các cơ sở giết mổ…

Để đảm nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định, đồng thời theo dõi chặt chẽ, giám sát dịch bệnh ngay từ hộ chăn nuôi, không để lây lan diện rộng. Mặt khác, cơ quan chức năng của địa phương cần hướng dẫn thú y cơ sở và người chăn nuôi theo dõi đàn gia súc, gia cầm; áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

>> Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Nguy cơ dịch bệnh là thách thức rất lớn đối với ngành chăn nuôi trong những tháng cuối năm. Do vậy, các đơn vị, địa phương tập trung quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, với phương châm phòng là chính. Trong đó, vệ sinh tiêu độc khử trùng là giải pháp hàng đầu nhằm bảo vệ thành quả ngành chăn nuôi.

Phan Thảo


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn
Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn
Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn

Mô hình nuôi gà thả vườn thường mang đến gà với chất lượng cao, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người sử dụng. Tuy nhiên, để có thể thành công với hình thức chăn nuôi này, bạn cần chú ý đến một vài yếu tố dưới...

Khi người Nhật và Vingroup tìm đến Yên Bái
Khi người Nhật và Vingroup tìm đến Yên Bái
Khi người Nhật và Vingroup tìm đến Yên Bái

TP - Không phải ngẫu nhiên mà mới đây Cty Nippon Zuky (Nhật Bản) tìm đến Yên Bái để đầu tư giai đoạn đầu lên tới 1700 tỷ đồng chăn nuôi thỏ để chế biến sản phẩm dược liệu làm thuốc chữa bệnh và cung cấp thịt thỏ đưa sang...

Bệnh dịch tả ở ngan, ngỗng và cách phòng ngừa
Bệnh dịch tả ở ngan, ngỗng và cách phòng ngừa
Bệnh dịch tả ở ngan, ngỗng và cách phòng ngừa

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vật nuôi mà còn gây ra các bệnh kế phát khác nếu không được chữa trị kịp thời.