Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Công nghệ số trong nuôi gia cầm

Cập nhật: 02/03/2024, 15:48:22

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Công nghệ số trong nuôi gia cầm

(Người Chăn Nuôi) – Trong 30 năm nữa, thế giới sẽ có thêm khoảng 3 tỷ người, tiêu dùng ngày càng tăng, ngành chăn nuôi cũng theo đó phải vận động và đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Người nuôi khi ấy không chỉ quản lý vật nuôi mà phải quản lý mọi dữ liệu liên quan nếu muốn đạt được hiệu suất cao nhất. Do đó, công nghệ số chính là “phụ tá” không thể thiếu trong mỗi trại nuôi.

Một trong những công nghệ số mang tính thực tiễn nhất của ngành chăn nuôi là robot dọn dẹp. Những robot này không chỉ vệ sinh, khử khuẩn chuồng trại, mà còn giúp thu thập trứng và kiểm tra vật nuôi. Ưu điểm lớn nhất khi “giao” những việc cho những robot này làm là sự tận tụy, độ chính xác, và tính trung thực. Một video được đăng tải bởi trường Đại học Wageningen, Hà Lan, cho thấy một con robot xác định và nhặt từng quả trứng gà vô cùng cẩn thận. Robot Octopus của Pháp là dòng thiết kế hoàn toàn tự động, giúp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong các trại nuôi. Ngoài ra robot còn giúp đánh giá các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng CO2, amonia, âm thanh và ánh sáng. Một dòng robot khác của Pháp, Tibot, còn được giới thiệu có khả năng kích thích gà đẻ trứng, đồng thời giúp vật nuôi vận động để có lợi cho sức khỏe. Với nhiệm vụ cụ thể hơn như cho ăn và theo dõi vật nuôi, công ty Metabolic Robots đã thiết kế máy cho ăn dạng robot giúp tăng hiệu suất thức ăn, giảm tỷ lệ hao hụt, và cảnh báo tới người nuôi những nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn.

Cảm biến theo dõi vật nuôi
Máy cảm biến có lẽ là công nghệ phổ biến và dễ sử dụng nhất trong các công nghệ hiện đại dùng cho chăn nuôi. Cũng bởi chi phí thấp mà tính hữu dụng vô cùng cao nên công nghệ này được nhiều người nuôi trên thế giới sử dụng. Big Dutchman là nhà cung cấp hàng đầu thiết bị tiên tiến trong ngành công nghiệp sản xuất thịt heo, gia cầm và trứng. Máy cảm biến DOL 53 được thiết kế để đo lượng ammonia – một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các trại nuôi gà trong nhà. Các máy cảm biến hầu như được sử dụng để điều khiển và kiểm soát không khí trong trại nuôi, bao gồm thông gió và nhiệt độ. Một số cảm biến khác của Rotem được thiết kế riêng để theo dõi lượng CO2 nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới gà đẻ trứng và gà giống.

AI trong chế biến
AI đã trở thành “xương sống” nhiều công nghệ khác, ví dụ AI được lắp đặt cho các robot dùng trong nhà máy chế biến để cải thiện hiệu suất. Hay như công việc lọc xương gà đòi hỏi sự nhận diện chính xác về hình dạng và kích thước của từng con gà, AI chính là lựa chọn hoàn hảo. AI giúp máy tính phân tích sự khác nhau về mật độ và cấu trúc thịt so với xương, từ đó quyết định được vết cắt chính xác nhất. Ở một lĩnh vực kết hợp khác, AI hướng dẫn robot hoạt động dựa trên những dữ liệu được thu thập bởi các máy cảm biến. Gribbot do SINTEF thiết kế là ví dụ điển hình; với sự trợ giúp của AI, robot thực hiện thao tác lọc xương gà chỉ trong 2 – 3 giây, thay thế công việc của 30 nhân công. Hay như công ty Porphyrio, PMSI, Impex Barneveld và Intelia sử dụng AI để theo dõi và quản lý môi trường trại nuôi trong nhà, nguyên lý hoạt động là máy cảm biến thu thập thông tin, một phần mềm khác theo dõi, sau đó AI tổng hợp tình trạng của trại nuôi và đưa ra cảnh báo về những vấn đề tiềm ẩn, ví dụ một con gà bị ốm. Tất cả thông tin này được gửi tới iPad hoặc điện thoại thông minh của người nuôi.

Lê Nguyễn(Theo Denbow)


Có thể bạn quan tâm

Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho vật nuôi
Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho vật nuôi
Bảo đảm an toàn dịch bệnh cho vật nuôi

(Người Chăn Nuôi) - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thế nhưng, năm 2021 ngành chăn nuôi vẫn đạt được nhiều kết quả ấn tượng, đàn vật nuôi phát triển rất nhanh. Để đảm bảo cho một năm 2022 thuận lợi và hiệu quả, ngay từ đầu năm...

Làm giàu ở nông thôn: Một nghề thì sống, đống nghề có trăm triệu
Làm giàu ở nông thôn: Một nghề thì sống, đống nghề có trăm triệu
Làm giàu ở nông thôn: Một nghề thì sống, đống nghề có trăm triệu

(Dân Việt) Người ta thường nói “một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, nhưng với bà Dương Thị Lan ở bản Tại, xã Tân Lập (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) thì lại khác. Nhờ phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, người phụ nữ dân tộc Tày...

Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro
Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro
Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro

(Người Chăn Nuôi) - “Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi”, đó là chia sẻ của ông Pawin Padungtod (ảnh), Điều phối viên Kỹ thuật Cao cấp của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp...