Từ năm 2013 đến nay, anh Tô Hồng Niêm, xóm Nà Poại, xã Lang Môn (Nguyên Bình) là một trong những tấm gương tiêu biểu của huyện trong phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Anh Niêm chăm sóc đàn lợn.
Trước đây, do chưa biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cuộc sống gia đình anh Niêm còn nhiều khó khăn. Năm 2002, anh vay vốn Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội 5 triệu đồng; từ nguồn vốn trên, anh đã đầu tư nuôi 2 con lợn nái sinh sản. Từ phát triển chăn nuôi hiệu quả, anh có điều kiện đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại kiên cố với quy mô vừa và hình thành mô hình phát triển chăn nuôi lợn.
Vài năm trở lại đây, anh duy trì 100 con lợn thịt/lứa, mỗi năm xuất chuồng 2 lứa, trừ chi phí lãi trên 30 triệu đồng/lứa. Năm 2016, anh giảm số lượng lợn thịt, chuyển sang tăng số lượng lợn nái, hiện anh có gần 50 con lợn nái. Từ đầu năm đến nay, gia đình anh đã xuất bán ra thị trường trên 250 con lợn giống. Để duy trì mô hình chăn nuôi, anh đã quay vòng 300 triệu đồng tiền vốn mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn... Bên cạnh chăn nuôi, anh trồng 2 vụ ngô, lúa, hằng năm thu trên 3 tấn ngô, trên 1 tấn thóc và nuôi các loại gia súc, gia cầm khác. Cuộc sống ổn định, anh Niêm còn cho các hộ nghèo vay tiền, con giống, hướng dẫn kỹ thuật phát triển chăn nuôi...
Nguồn tin: Theo baocaobang.vn
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Ngày 6/9/2022, Bộ NN&PTNT ban hành Quyết định số 3368/QĐ-BNN-CN ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với vật nuôi giống gốc.
Men theo con đường đất đỏ, giữa mênh mông bạt ngàn rừng keo, chúng tôi đến ngôi nhà gỗ ba gian khang trang của vợ chồng anh Đàm Thọ ở xã Lộc Yên. Là một nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học...
Gà Đông Tảo, heo rừng lai, dê là những mặt hàng đắt khách dịp Tết Nguyên đán. Những năm gần đây, các trang trại không còn ồ ạt nuôi các loại đặc sản trên mà tập trung nâng cao chất lượng, sản xuất chỉ vừa đủ theo các đơn đặt...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET