Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Bệnh do Circo virus ở heo

Cập nhật: 20/01/2024, 13:23:43

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Bệnh do Circo virus ở heo
Phòng bệnh Circo virus để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) – Là một bệnh truyền nhiễm do một loại circovirus gây ra cho heo hội chứng còi cọc. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, làm giảm tổng khối lượng xuất chuồng khoảng 10 – 15%. Nên nếu kiểm soát tốt mầm bệnh chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.

Tác nhân
Tác nhân gây bệnh PMWS là một Porcine Circovirus (PCV). Khi virus xâm nhập vào cơ thể, trong những ngày đầu virus có thể sinh sản không kiểm soát trong tế bào miễn dịch sơ khai, sự sinh sản nhanh chóng của virus phá hủy hệ thống miễn dịch của heo con (giống virus PRRS, đều là virus ức chế miễn dịch), do đó heo trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân gây bệnh khác.

PCV2 mới xuất hiện gần đây, nó thường ghép với nhiều bệnh nghiêm trọng trên heo và ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi heo trên thế giới. Những tiểu phần virus PCV2 gây bệnh Circo trên heo rất bền vững và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường của đàn heo bị nhiễm bệnh (4 – 18 tháng hoặc lâu hơn), việc tiêu diệt triệt để virus này là rất khó. Virus tồn tại ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo và được tìm thấy trên tất cả các lứa tuổi.

Bệnh Circo trên heo có thể dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu.

Triệu chứng bệnh tích
Heo thường phát bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo 6 – 16 tuần tuổi hay lớn hơn và biểu hiện bệnh dưới hai thể chính là thể còi cọc và thể viêm da, viêm thận. Triệu chứng bệnh được thể hiện qua 3 dạng: Hội chứng gầy còm ở heo con sau cai sữa, hội chứng viêm da và viêm thận, hội chứng rối loạn sinh sản ở heo.

Hội chứng còi cọc ở heo con sau cai sữa (PMWS): PMWS xảy ra ở heo 2 – 4 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm dao động từ 4 – 30% (đôi khi lên đến 50 – 60%), tỷ lệ chết từ 4 – 20%. Heo còi cọc, da nhợt nhạt, khó thở, tiêu chảy và có hội chứng hoàng đản. Giai đoạn đầu bị bệnh các hạch lympho dưới da đều bị sưng to. Bệnh tiến triển, hạch lympho trở lại kích thước bình thường và thậm chí bị teo nhỏ, tuyến ức bị teo. Phổi sưng to, dai chắc như cao su, tương ứng với bệnh tích vi thể viêm kẽ phổi. Gan sưng to hoặc teo nhỏ, nhạt màu, cứng, bề mặt có các hạt nhỏ. Một số heo bị hoàng đản trong giai đoạn cuối của bệnh. Thận có nốt hoại tử màu trắng.

Hội chứng viêm da và viêm thận (PDNS): PDNS xảy ra ở heo con, heo thịt và heo trưởng thành (11 -14 tuần tuổi). Tỷ lệ nhiễm nhỏ hơn 1%, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ở đàn heo trên 3 tháng tuổi, nhưng chỉ 50% với heo nhỏ hơn. Heo chết chỉ sau một vài ngày có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Những con sống sót có thể tăng trọng trở lại sau 7 – 10 ngày. Heo mắc PDNS có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, sốt 410C hoặc không sốt, nằm một chỗ lười vận động. Da xuất hiện những đám phát ban có màu đỏ tía, không có hình dạng nhất định, bắt đầu ở vùng chân sau và mông, có trường hợp nốt ban phân tán khắp cơ thể.

Hiện tượng hoại tử và xuất huyết mô bào, tương ứng với bệnh tích vi thể viêm hoại tử mạch máu. Hạch lympho, đặc biệt hạch sau bụng có màu đỏ, lớn và có thể có chất lỏng chứa trong bụng. Khi heo chết thể cấp tính, hai bên thận sưng to, trên bề mặt có nốt màu trắng, phù thũng bể thận. Lách nhồi huyết.

Hội chứng rối loạn sinh sản ở heo: PCV2 có liên quan đến hiện tượng sảy thai và thai chết non, tuy nhiên trong thực tế hiếm gặp. Điều này có thể giải thích do tỷ lệ huyết thanh dương tính với PCV2 ở heo trưởng thành cao và do đó heo sinh sản thường không mẫn cảm với bệnh. Trong trường hợp rối loạn sinh sản do PCV2, heo chết non có hiện tượng gan sung huyết, tim sưng to, trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử. Cơ tim bị viêm tơ huyết hoặc hoại tử.

Phòng bệnh
Bệnh không có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh cẩn thận, thực hiện an toàn sinh học. Loại bỏ ngay những con còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt. Thực hiện đầy đủ 3 bước giúp hạn chế ảnh hưởng của mầm bệnh: Hạn chế tiếp xúc giữa heo – heo; Giảm các nguyên nhân gây stress; Quản lý vệ sinh, chăm sóc tốt.

Chăm sóc heo thật tốt ngay từ khi vừa mới sinh ra. Hạn chế sự ra vào chuồng trại nhằm giảm thiểu nguy cơ làm lây bệnh cho đàn heo. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn heo nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn heo, tạo môi trường thuận lợi để heo sinh trưởng phát triển.

Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng với Circo (PCV) như bệnh tai xanh (PRRS), suyễn heo, cúm, tụ huyết trùng, viêm phổi màng phổi (APP), liên cầu khuẩn. Dùng kháng sinh và thuốc kháng viêm để điều trị các bệnh vi khuẩn kế phát.

Bích Hòa


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc vật nuôi thời điểm giao mùa
Chăm sóc vật nuôi thời điểm giao mùa
Chăm sóc vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời tiết giai đoạn chuyển mùa từ xuân sang hè có nhiều thay đổi nắng, nóng xen kẽ mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển và lây lan.

Kỹ thuật phun khử trùng tiêu độc
Kỹ thuật phun khử trùng tiêu độc
Kỹ thuật phun khử trùng tiêu độc

Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là cần thiết.

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại dê
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại dê
Kỹ thuật xây dựng chuồng trại dê

Ðể việc chăn nuôi dê thành công, ngoài yếu tố con giống, thức ăn, phòng trừ dịch bệnh… thì người nuôi đặc biệt quan tâm tới cách làm chuồng trại. Bởi khi chuồng trại được xây dựng đúng kỹ thuật sẽ tạo nơi ở thoải mái và phòng dịch bệnh...