Bệnh có nhiều trên thế giới : Châu Âu, châu Mỹ, châu úc, châu Á. Ở Việt Nam cả ba miền đều có bệnh này. Những miền đất phù sa ven sông có nhiều hơn. Những ổ dịch ở Nam Định, Thái Bình, Hải Dương gây nên những thiệt hại về kinh tế. Bệnh thường xẩy ra vào mùa hè nóng bức, khi thay đổi thời tiết . Thời gian gần đây do được tiêm phòng vaccin tốt bệnh được hạn chế rất nhiều.
1. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh 1- 8 ngày. Lợn bị bại huyết chết nhanh trong vòng 12- 24 giờ. Vật thường sốt cao, mắt đỏ, lồng lộn rãy rụa rồi chết.
Thể quá cấp tính: không có những dấu đỏ ngoài da. Nên gọi là bệnh đóng dấu trắng.
Thể cấp tính: vật ủ rũ, kém ăn, chê cám, nằm một chỗ, sốt cao 41 - 42oC trong 2- 3 ngày , da khô, đi táo. Có hiện tượng viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt nước mũi. Sau 2- 3 ngày có xuất hiện các dấu (theo mạch máu). Thấy rõ ở những lợn có màu trắng, lợn đen khó phân biệt. Lợn có thể chết sau vài ngày.
Thể mạn tính : có hiện tượng viêm khớp, da bị hoại tử, dần dần bong da "như khoác áo tơi" .
2. Bệnh tích đại thể
Bệnh tích bại huyết xuất huyết. Da có những vết đỏ thẫm, tím bầm.
Thận sưng to, lách sưng to do bại huyết, có hiện tượng xuất huyết ruột, hạch lâm ba.
Hiện tượng viêm nội ngoại tâm mạc (sùi như hoa súp lơ) là bệnh tích được xem là điển hình. Ngoài ra có hiện tượng tụ máu.
Viêm khớp đầu gối, khoeo, có thuỷ thũng ở khớp.
3. Các phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán vi trùng học: nuôi cấy trên các môi trường đặc hiệu (môi trường có N aN3) làm các phản ứng sinh hoá.
Tiêm truyền động vật thí nghiệm ( bồ câu là động vật thí nghiệm mẫn cảm nhất, ngoài ra chuột bạch cũng được dùng phổ biến ).
- Tụ huyết trùng và dịch tả lợn là những bệnh đỏ có những triệu chứng đôi khi giống nhau cần phân biệt rõ.
- Dịch tả lợn : Phân táo bón, nhiệt độ cao, bệnh tích chủ yếu ở ruột, lách răng cưa, hạch đá hoa văn...
- Bệnh tụ huyết trùng : hiện tượng viêm phổi, tích nước vàng ở trong bao tim.
Cách lấy mẫu : Máu phủ tạng, ống xương được bảo quản lạnh 0 - 10oC đưa về phòng thí nghiệm để xét nghiệm càng nhanh càng tốt.
Phòng bệnh:
- Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.
- Tiêm phòng vắc xin đúng liệu trình.
- Tẩy giun sán, cầu ký trùng thường xuyên với Ivermectin; Diệt sán giun; Hupha-cox.
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sát trùng bằng Hupha-PVP-Iodin 10%
+Tăng sức đề kháng bằng cách cho ăn, uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa chung vào 1 lít nước uống.
-Trị bệnh:
+ Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo, ấm vào mùa đông thoáng mát mùa hè. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
+ Tiêm ngay thuốc trợ sức trợ lực Hupha-Gluco-C: 1ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày
+ Hạ sốt chống co giật bằng tiêm Hupha- Analgin-C + Canxi-Mg-B12: 1-2ml/10 kgTT/ngày/2-3 ngày.
+ Sáng tiêm một trong các kháng sinh sau: Tiêm 3-5 ngày liên tục
Hupha-Marbocyl 2,5%: 1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
Hupha-Doflor LA: 1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
Hupha-Moxin LA: 1ml/10kgTT/ngày/ Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ
+ Chiều tiêm bổ sung Hupha-ADEBcomplex (hoặc Hupha-Bcomplex):1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
+ Để con vật thèm ăn ngay tiêu hóa tốt. Cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).
Có thể bạn quan tâm
Bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ năm 1987, dựa trên hiện tượng lợn mắc bệnh ở đường sinh sản và hô hấp ở thể cấp tính. Năm 1991, bệnh chính thức mang tên\" Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn\" - Porcine Reproductive...
Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β,...
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET