Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)

Cập nhật: 08/11/2013

 Bệnh viêm ruột - dạ dày truyền nhiễm ở lợn (TGE) là một bệnh diễn biến cấp tính và lây lan mạnh. Các biểu hiện đặc trưng là nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm bệnh, song ở lợn con 2 tuần tuổi tỷ lệ chết cao.

1. Nguyên nhân

Do một loại virus qua lọc, chỉ có một type kháng nguyên.

            Virus TGE là loại RNA có kích thước trung bình 80 - 120nm, cấu trúc hình cầu, thuộc nhóm Coronavirus , nhạy cảm với EtherChloroform.

            Virus có sức đề kháng cao với các chất sát trùng, virus có sức chịu lạnh cao và nhạy cảm với sức nóng. Mất khả năng gây nhiễm với nhiệt độ trong vòng 3 ngày, nhiệt độ tủ ấm 370C trong 24 giờ, dưới ánh nắng mặt trời 20 - 300C trong 6 giờ. Ở 2 - 50C sau 21 ngày virus vẫn có khả năng phát triển.

            Virus TGE chỉ gây bệnh cho lợn.

            Có thể nuôi cấy virus TGE bằng hai phương pháp: Gây nhiễm cho lợn con hoặc nuôi cấy môi trường tế bào.

            Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất trên niêm mạc của không tràng và tá tràng sau mới đến hồi tràng. Chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng. Mặc dù virus TGE được phát hiện với hiệu giá cao ở niêm mạc mũi, phổi và thận sau khi gây nhiễm một thời gian ngắn, song vẫn chưa có chứng minh đầy đủ về sự phát triển của virus TGE ở ngoài tổ chức ruột.

2. Dịch tễ học

            Bệnh TGE thường phát sinh có tính chất mùa vụ, phần lớn bệnh phát sinh vào mùa rét.

            Ở những trại nuôi mà lợn chưa có kháng thể TGE, nếu bị nhiễm virus thì bệnh phát ra nhanh chóng chỉ trong vài ngày.

            Việc nhập thêm lợn mới đã bị cảm nhiễm, nhất là lợn đực hoặc thức ăn bị ô nhiễm ... có thể là nguyên nhân truyền lây.

            Khi gây nhiễm cho chó, virus cũng được phát hiện trong phân chó qua 7 - 14 ngày.

            Sau khi khỏi bệnh, lợn thải virus ra ngoài theo phân.

            Trong các phủ tạng lợn, virus tồn tại không có qui luật.

3. Sinh bệnh

            Virus xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hoá, khi vào cơ thể, virus phá huỷ các tế bào niêm mạc ruột, làm cho tế bào niêm mạc ruột hấp thụ kém, xuất hiện những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng ở bệnh TGE. Virus nhân lên rất nhanh trong thượng bì của lông nhung ruột non, do đó xuất hiện những tế bào thượng bì thoái hoá hoặc dạng non. Virus có hiệu giá cao nhất ở đoạn không tràng.  Do các lông nhung bị teo lại và hoạt tính của men bị giảm thấp nên quá trình tiêu hoá bị rối loạn rõ rệt khi lợn con bú sữa không được thuỷ phân và tiêu hoá. Do đó làm cho áp lực thẩm thấu các chất chứa trong ruột tăng cao, nước chứa trong ruột nhiều hơn và sinh hiện tượng mất nước. Khối lượng nước tăng lên không được hấp thu lại ở ruột già nên gây tiêu chảy, dẫn đến con vật bị mất nước và các chất điện giải và dần dẫn đến chết. Mặt khác do nước tích lại nhiều trong ruột, dạ dày trống rỗng gây ra hiện tượng nôn mửa.

4. Triệu chứng

            Con vật nôn mửa dữ dội, tiêu chảy nghiêm trọng, ra nước màu vàng, lợn gầy sút rất nhanh chóng. Trong phân có lẫn cục sữa chưa tiêu, mùi phân thối khắm.

            Trong các trại mà bệnh mới phát sinh lần đầu thì hầu hết lợn các lứa tuổi đều mắc, ít có dấu hiệu nôn mửa, hiện tượng tiêu chảy chỉ thấy trong vài ngày.

5. Bệnh tích

            Bệnh tích tập trung chủ yếu ở dạ dày và ruột.

            Dạ dày trương to chứa đầy sữa vón chưa tiêu, niêm mạc phần đáy dạ dày sung huyết.

            Ruột non chứa đầy nước màu vàng và nhiều bọt có lẫn những vết sữa vón không tiêu. Thành ruột mỏng và trong suốt có thể là do lông nhung bị teo.

            Ruột già ít đỏ hơn ruột non, trong ruột cũng chứa nước và sữa không tiêu.

            Tim, gan, thận, lách, phổi phần lớn vẫn bình thường.

            Quan sát tiêu bản tổ chức thấy hiện tượng thoái hoá từng phần ở gan, lách, thận, hạch lympho. Biến đổi tổ chức rõ ràng nhất ở ruột non thoái hoá lông nhung.

6. Chẩn đoán

            Căn cứ vào triệu chứng và lịch sử bệnh.

            Các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm, dựa vào biến đổi bệnh tích vi thể ở lông nhung ruột non bị teo nhất là vùng không tràng.

            Dùng phản ứng trung hoà huyết thanh trên môi trường tế bào để phát hiện kháng thể kháng virus.

            Phân lập virus bằng cách tiêm bệnh phẩm cho lợn con hoặc cho uống huyễn dịch tổ chức, phân 5 - 10%, sau 18 - 72 giờ lợn xuất hiện các triệu chứng nôn mửa.

            Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang có thể phát hiện chính xác kháng nguyên virus trên tế bào nuôi nhất là với virus không gây huỷ hoại tế bào.

            Bằng phương pháp ELISA có thể phát hiện được kháng thể trong máu lợn mắc bệnh.

            Cần phân biệt với bệnh tiêu chảy do E. coli và bệnh lỵ do Clostridium perfringens C gây ra.

7. Phòng và trị bệnh

            Dùng huyết thanh miễn dịch mỗi ngày cho uống 2 lần có thể chữa được một số lợn bệnh. Có thể dùng máu của những lợn khỏi bệnh có Citrate natri chống đông, cứ 3 ngày cho uống một lần với liều 10ml.

            Khi lợn đang mắc bệnh cần giữ chuồng trại khô giáo, ấm và đặc biệt phải cho lợn ăn uống đủ và sạch.

            Phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh thú y, tiêu độc sát trùng. Và không nhập lợn ở những nơi không an toàn về bệnh.

            Chú ý thức ăn, nước uống phải hợp vệ sinh.

 

            Dùng các loại kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát đặc hiệu của Công ty Thuốc thú y Diễm Uyên (HUPHAVET) để điều trị. Xin liên hệ chuyên gia tư vấn của Công ty sẽ có hướng dẫn cụ thể.


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm phổi dính sườn trên lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Tụ huyết trùng lợ

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn