Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis)

Cập nhật: 08/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 
1. Lịch sử bệnh

Người ta đã biết bệnh xoắn khuẩn từ năm 1850 trên chó ở Đức, năm 1936 đã tìm ra mần bệnh ở bò, năm 1947 phân lập được mần bệnh ở ngựa, 1947 tìm ra mần bệnh ở lợn và sau đó người ta tìm thấy nhiều typ huyết thanh gây bệnh.

Ở Việt nam từ 1980 đến nay đã thấy có sự lưu hành bệnh ở khắp cả nước, đã chế được kháng nguyên chẩn đoán và vacxin đa giá để tiêm phòng.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Là bệnh truyền nhiễm giữa các loài gia súc và lây cho người. Khi con vật bị nhiễm bệnh thường có biểu hiện biếng ăn, giảm trọng lượng, đái ra huyết sắc tố, sốt, vàng da và sẩy thai do Leptospira interogans gây ra.

3.  Dịch tễ: 

 

1.Chất chứa mầm bệnh:

Sau khi vào cơ thể Leptospira vào máu rất nhanh. Khi bệnh kéo dài khoảng 15 ngày mầm bệnh chỉ còn trong tế bào kẽ của bể thận và ống thận, ống dẫn niệu, gan, thai bị sẩy và nước tiểu.

Nguồn dự trữ mầm bệnh trong thiên nhiên là các động vật mang mầm bệnh khác nhau, đặc biệt là chuột. Chuột có thể mang khuẩn suốt đời. Thời gian mang khuẩn và mức độ bài khuẩn qua nuớc tiểu thay đổi tuỳ theo loài mang khuẩn và serovar Leptospira.

Leptospira bài tiết từ cơ thể gia súc ra bên ngoài cùng với nước tiểu làm ô nhiễm môi trường xung quanh, trong đó có nguồn nước. Trong nước, Leptospira không chỉ tồn tại mà còn sinh sản và giữ nguyên đặc tính gây bệnh.

2.Đường xâm nhập:

Leptospira xâm nhập vào cơ thể gia súc chủ yếu qua đường tiêu hoá thông qua thức ăn và nước uống, ngoài ra còn qua niêm mạc mắt và qua da bị tổn thương.

Leptospira còn xâm nhập vào cơ thể gia súc qua đường giao phối. Con đực nhiễm Leptospira truyền mầm bệnh cho con cái. Gia súc mẹ bị bệnh cũng truyền mầm bệnh qua nhau thai, qua sữa vào cơ thể gia súc non mới sinh.

 

4. Triệu chứng bệnh:

4.1 Chó:

Bệnh bắt đầu bằng tăng thân nhiệt 40 – 41oC, trước khi chó chết thân nhiệt hạ xuống 36 – 36,5oC. Chó ủ rũ, nôn, run, tiêu chảy, trong phân có máu, vàng da nặng, niêm mạc xuất huyết. Bệnh kéo dài 2 – 12 ngày, tỷ lệ chó chết tới 50%.

4.2.Lợn:

Bỏ ăn bất thường hoặc ăn ít, mệt mỏi thích nằm ở xó chuồng. Lợn bị phù nề, đầu to, mắt híp. Tiếng kêu yếu, khản đặc hay mất hẳn, lông dựng. Nước tiểu vàng, hơi sánh, có thể có màu cà phê. Niêm mạc và da bị vàng, lợn bị bệnh nặng toàn thân có màu vàng như nghệ. Mắt đau có dử, có khi mù mắt. Lợn gầy còm, chậm lớn. Lợn chửa bị sẩy thai hàng loạt.

5. Bệnh tích:

Tuỳ theo từng loài gia súc, diễn biến của bệnh và thể hiện lâm sàng mà sự biểu hiện bệnh tích có khác nhau. Nói chung biểu hiện vàng da là phổ biến hơn cả. Trên da của đại gia súc, ngựa, dê, cừu và lợn có các mảng hoại tử, niêm mạc miệng của đại gia súc, ngựa, chó, dê, cừu có các vết loét. Lợn bị bệnh nặng toàn thân vàng, khi mổ ra có mùi khét. Tổ chức liên kết dưới da vàng có keo nhầy và thuỷ thũng. Nước trong xoang ngực, xoang bụng vàng, máu loãng, xuất huyết dưới da nhiều. Xuất huyết niêm mạc ruột, phổi, tim thận và lách.

Thận nhạt màu, có màu vàng lẫn xẫm, có thể có những điểm trắng và hoại tử.

Bàng quang căng, niêm mạc xuất huyết nặng, chứa đầy nước tiểu màu đỏ, vàng hoặc đỏ xẫm.

Gan sưng, vàng, nát, túi mật phần lớn teo, dịch mật sánh lại như kẹo mạch nha.

Hạch lâm ba ruột sưng, thuỷ thũng. Bệnh nặng màng treo ruột thoái hoá biến thành tổ chức nhầy, hơi vàng.

Phổi thuỷ thũng, phế quản và phế nang có nhiều nước.

6. Phương pháp lấy mẫu:

6.1. Phương pháp lấy máu:

Lấy máu vào buổi sáng sớm khi gia súc chưa cho ăn.

6.2. Phương pháp lấy nước tiểu:

Nước tiểu lấy vào giai đoạn khi gia súc đã hết sốt, không còn các triệu chứng lâm sàng. Nước tiểu lấy buổi sáng vào các dụng cụ đã được hấp khử trùng và sấy khô. Sau khi lấy, nước tiểu phải tiêm cho chuột ngay không được để quá 2 giờ.

7. Chẩn đoán bệnh:

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán như chẩn đoán vi khuẩn học, chẩn đoán phân lập, chẩn đoán huyết thanh học và chẩn đoán phân biệt, trong đó chẩn đoán huyết thanh học giữ vai trò quan trọng.

 

 7.1.  Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học:

Là phương pháp cơ bản và được sử dụng rộng rãi nhất để chẩn đoán Leptospirosis. Phương pháp này đòi hỏi sự có mặt của các serovar đại diện của tất cả các nhóm huyết thanh đã biết hiện có tại mỗi nước. Sự có mặt của các nhóm huyết thanh được thể hiện bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính hoặc bằng sự phân lập các serovar từ các gia súc bị mắc bệnh lâm sàng. Mỗi loài gia súc do một số serovar nhất định gây bệnh (bảng 1).

7.2.  Chẩn đoán phân lập bằng phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm:

Dùng chuột lang có trọng lượng 200 – 250gr, tiêm 3-5ml bệnh phẩm tươi (nước tiểu) vào phúc mạc chuột lang (tiêm dưới da), ngày tiêm 3 lần. Sau khi tiêm theo dõi nhiệt độ của chuột. Nếu chuột sốt 39,6oC thì lấy máu tim cấy vào môi trường Terkish hoặc môi trường EMJH phân lập Leptospira.

7.3. Phương pháp nuôi cấy:

Cấy máu động vật đang sốt (39,6oC) vào môi trường Terkish hoặc môi trường EMJH, bồi dưỡng ở nhiệt độ 28-30oC. Canh trùng nuôi cấy sau 7-10 ngày thì kiểm tra trên kính hiển vi nền đen và dưới ánh sáng đèn, theo dõi cho đến 2 tháng. Nếu Leptospira mọc tốt thì dưới ánh sáng đèn khi lắc môi trường nuôi cấy có hiện tượng vẩn khói hay mây mù, đó là dấu hiệu Leptospira mọc tốt. Kiểm tra dưới kính hiển vi tụ quang nền đen thấy Leptospira di động.

                         Bảng 1: Các serovar gây bệnh ở các loài gia súc nuôi ở Việt Nam

   

 

TT

 

Các giống (serovar)

Loài gia súc

Chó

Lợn

Nội

Ngoại

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

L. australis

L. autumnalis

L. bataviae

L. canicola

L. grippotyphosa

L. hebdomadis

L. icterohaemorrhagiae

L. mitis

L. poi

L. pomona

L. saxkoebing

L. sejroe

-

-

-

+

nhẹ

-

+

-

-

-

-

-

+

-

nhẹ

-

+

-

+

-

-

+

nhẹ

+

nhẹ

nhẹ

nhẹ

-

+

-

+

+

-

+

-

-

-

nhẹ

nhẹ

-

+

+

+

+

-

+

nhẹ

-

Ghi chú: + : gây bệnh

      -  : không gây bệnh

8. Chẩn đoán phân biệt:

Khi bệnh phát rõ chẩn đoán không khó da,niêm mạc mắt có màu vàng, mổ khám thấy thịt có màu vàng, mùi khét. Cần chẩn đoán phân biệt với bệnh suy dinh dưỡng của gia súc cũng có biểu hiện vàng da, thuỷ thũng, bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucellosis cũng sảy thai tương tự bệnh xoắn khuẩn.

Ở lợn cần phân biệt với bệnh hoàng đản do E. coli haemorrahagiae; ở trâu bò cần phân biệt với bệnh ký sinh trùng đường máu.

9. Các biện pháp phòng và trị bệnh:

-Phòng bệnh:

+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

+ Tiêm vác xin xoắn trùng vào lúc 4 và 10 tháng tuổi, mỗi đợt tiêm 2 lần, cách nhau 10 ngày.

+Tăng sức đề kháng bằng cách cho ăn, uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ:  2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Hupha-Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa chung vào 1 lít nước uống.

-Trị bệnh

* Tách ngay những con nhiễm bệnh ra khỏi đàn.

* Giữ chuồng trại khô ráo sạch sẽ ấm vào đông thoáng mát vào mùa hè

* Trợ sức, trợ lực bằng Hupha-Gluco-C: 1ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày.

* Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa.

* Hạ sốt bằng Hupha-Analgin-C cùng với Calxi-B12: 1-2ml/10kgTT/ngày/. Bổ sung điện giải bằng cách tiêm hoặc uống.

*  Tiêm một trong các loại kháng sinh sau: 5-7 ngày liên tục

     L-5000: 1ml/10kgTT/ 12-24 giờ.

     Hupha- Tyfor: 1ml/8-10kgTT/lần/Tiêm 12-24 giờ.

     Hupha-Tia-Colis: 1ml/10kgTT/ 12-24 giờ.

     Hupha- Doflor 1ml/10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 12-48 giờ.

Chiều tiêm bổ xung  Hupha-ADE.Bcomplex...để tăng sức đề kháng.

* Để con vật chóng ăn cho uống cả ngày kết hợp: 2g Multivitamix +4g Bổ gan+4g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước để bồi bổ sức khỏe, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.




 


Có thể bạn quan tâm

BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI,  CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN VÀ MỘT SỐ BỆNH ĐỎ KHÁC Ở LỢN
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI,  CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN VÀ MỘT SỐ BỆNH ĐỎ KHÁC Ở LỢN
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI, CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VỚI DỊCH TẢ LỢN CỔ ĐIỂN VÀ MỘT SỐ BỆNH ĐỎ KHÁC Ở LỢN

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm ở lợn nuôi và lợn rừng thuộc mọi lứa tuổi. Bệnh câp tính có đặc điểm sốt cao, xuất huyết ở hệ lưới nội mô và tỉ lệ chết cao.Lợn là loài động vật nuôi duy nhất cảm nhiễm...

Bệnh tiêu chảy dịch trên  lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED)
Bệnh tiêu chảy dịch trên  lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED)
Bệnh tiêu chảy dịch trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea - PED)

1. Giới thiệu về bệnh tiêu chảy dịch trên lợn (PED) Tiêu chảy thành dịch trên lợn (Porcine epidemic diarrhea – PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lợn, lây lan mạnh, do virus gây ra. Bệnh xảy ra trên lợn ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ mắc cao...

BỆNH DO ACTINOBACILLUS Ở LỢN (Actinobacillus Suis)
BỆNH DO ACTINOBACILLUS Ở LỢN (Actinobacillus Suis)
BỆNH DO ACTINOBACILLUS Ở LỢN (Actinobacillus Suis)

Vi khuẩn Actinobacillus suis được phân lập từ những ca bệnh bị nhiễm trùng máu, có biểu hiện viêm màng tim, viêm khớp ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Và đôi khi từ những hội chứng nh­ viêm màng phổi, viêm màng não, viêm tử cung ở lợn...