Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH PHÙ ĐẦU Ở LỢN (Edema disease)

Cập nhật: 08/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
      Bệnh gây bệnh phù ở lợn chủ yếu do vi khuẩn Escherichia coli (chủ yếu là E.coli gây dung huyết thạch máu).  Các týp huyết thanh phổ biến nhất: 0139: K82, 0141: K85


1. Đặc điểm chung:

-          Tuổi mẫn cảm từ vài ngày tới 2 tuần sau khi cai sữa

-          Lợn bị bệnh thường là những con phát triển nhanh nhất của nhóm

-          Bệnh thường xuất hiện dưới điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt

-   Bùng nổ bệnh rời rạc, bệnh xuất hiện lẻ tẻ không tràn lan từ đàn này sang đàn khác

-          Tỉ lệ chết khoảng 65% hoặc hơn

2. Triệu chứng  lâm sàng:

Một hoặc nhiều lợn bị chết đột ngột mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Thần kinh rối loạn bao gồm đi lại loạnh choạng, tờ thẫn uể oải mắt mờ, khó thở đi xiêu vẹo hay ngã ngồi như chó ngồi

          Mí mắt và phần bụng phù và sưng to lên

          Không có hiện tượng sốt cao

          Thường chết trong vòng 4 - 48 giờ sau khi có triệu chứng lâm sàng

3. Bệnh tích:

          Phù dưới da toàn thân

          Phù ở mí mắt, kết mạc, trán , đường cong lớn dạ dày

          Có dịch nhầy  ở dưới niêm mặc dạ dày

          Tràn dịch  màng tim, màng phổi

4.Các phương pháp chẩn đoán:

Qua đặc điểm triệu chứng bệnh tích.

Phân lập vi khuẩn

      -     Mẫu bệnh phẩm: Cơ quan nội tạng và ruột non

      -     Môi trường: thạch máu thạch  Maconkey

      -    Phân lập và nhận dạng:  E.coli sau khi phân lập từ ruột non phải được xác định typ huyết thanh

Chẩn đoán phân biệt:

          - Bệnh giả dại

          - Ngộ độc muối ăn: xuất huyết đường ruột trầm trọng

- Nhiễm độc hoá chất ( arsenic, chì , thuỷ ngân, các loại hoá chất diệt côn trùng và loài gậm nhấm)

5. Phòng và trị bệnh:

-Phòng bệnh:

               + Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

             +  Tẩy giun sán, cầu ký trùng thường xuyên với Ivermectin; Diệt sán giun; Hupha-cox.

             + Tiêm FeDextran-B12 10% vào 1 và 7 ngày tuổi

           + Tăng sức đề kháng bằng cách Lợn con phải được bú sữa của Lợn mẹ ngay trong 24 giờ đầu khi chào đời, cho ăn uống thường xuyên các loại thuốc bổ trợ:  2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc) hòa chung vào 1 lít nước uống

-Trị bệnh:

+ Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo, ấm vào mùa đông thoáng mát mùa hè. Ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

 + Hạ sốt chống co giật bằng Tiêm Hupha-Analgin-C + Caxi B12: 1-2ml/10kgTT/ngày/2-3 ngày             

 + Sáng tiêm một trong các loại kháng sinh sau: 3-5 ngày liên tục

     T-5000: 1ml/10kgTT/ngày

    E-5000 T: 1ml/10kgTT/ngày

     Hupha-Am-Tin:  1ml/10kgTT

    Hupha-Colis-T: 1ml/10kgTT/ngày. Cấm tiêm quá liều hướng dẫn.

  + Chiều tiêm bổ sung Hupha-ADEBcomplex (hoặc Hupha-Bcomplex):1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

   + Để con vật thèm ăn ngay tiêu hóa tốt, cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix ( hoặc+ 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Cầu trùng lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm tử cung lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm tử cung lợn
Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm tử cung lợn

Giải pháp kháng sinh hữu hiệu trị bệnh Viêm tử cung lợn

BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)
BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)
BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)

Bệnh viêm ruột - dạ dày truyền nhiễm ở lợn (TGE) là một bệnh diễn biến cấp tính và lây lan mạnh. Các biểu hiện đặc trưng là nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm bệnh, song ở lợn con 2 tuần...