Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH SẨY THAI TRUYỀN NHIỄM (Brucellosis)

Cập nhật: 11/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 I. Giới thiệu chung:

Bệnh sẩy thai truyền nhiễm là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và lây sang người. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên là Brucella thuộc loại cầu trực khuẩn bắt màu Gram (-). Cho đến nay, người ta đã phân lập được 6 chủng từ các vật chủ tương thích bị nhiễm, đó là: B. abortus: gây bệnh chủ yếu cho bò. B. melitensis: gây bệnh cho dê và cừu. B. suis: gây bệnh cho lợn. B. canis: gây bệnh chủ yếu cho chó. B. ovis: lây nhiễm chủ yếu cho cừu. B. neotomae: tìm thấy ở chuột sa mạc sinh sống ở miền Tây nước Mỹ.

2.. Đường xâm nhập:

-          Đường giao phối: vi khuẩn có trong tinh dịch và dịch tiết của âm đạo.

-          Đường tiêu hoá: thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.

-          Ở người: do tiếp xúc với con bệnh, ăn các chế phẩm có nguồn gốc động vật bị nhiễm bệnh như sữa, chế phẩm từ  sữa  v.v...

3. Triệu chứng bệnh tích:

1.      Bò-trâu (do B. abortus):

-          Con cái: Thường sẩy thai sau tháng thứ 5 của quá trình mang thai, những lần mang thai sau thường bị sẩy thai ở giai đoạn cuối, sau khi sẩy thường bị sót nhau, viêm tử cung. Thể cấp thường dẫn đến tử vong do bội nhiễm, thể mãn dẫn tới bất dục.

-          Con đực: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn. Ở thể cấp: một hoặc cả hai bao dịch hoàn sưng to gấp đôi bình thường mặc dù tinh hoàn không sưng to, viêm sưng kéo dài, tinh hoàn bị thuỷ thũng và hoại tử. Túi tinh sưng to có thể sờ thấy.

-          Bệnh tích: Chủ yếu ở thai bị sẩy, quan sát thấy hiện tượng viêm phổi, nhau thai thuỷ thũng phù nề, trên mặt ngoài của màng đệm nhau thai có những đám, ổ hoại tử phủ đầy bựa.

2.      Dê (do B. melitensis):

-          Con cái: Sẩy thai ở giai đoạn cuối, khi mới nhiễm dê thường bị sốt, ủ rũ,    giảm cân và ỉa chảy, đôi khi có hiện tượng viêm vú, chân đi khập khiễng.

-          Con đực: Viêm phù nề tinh hoàn.

-          Bệnh tích: Không điển hình.

3.      Lợn (do B. suis):

-          Con cái: Thường sẩy thai ở tháng thứ 3, sẩy thai sớm nhất là sau khi mang thai được 17 ngày, tỷ lệ lợn con sinh ra bị chết khá cao, đôi khi không động đực.

-          Con đực: Viêm sưng hoặc hoại tử tinh hoàn, què hoặc liệt chân sau do viêm khớp hoặc viêm tuỷ xương đốt sống vùng hông, chậu, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn.

4. Bệnh phẩm xét nghiệm:

-          Nhau thai, thai bị sẩy, tử cung, dịch tiết âm đạo.

-          Tinh hoàn, tinh dịch.

-          Sữa.

-          Máu và một số cơ quan khác: hạch, lách, dịch khớp v.v...

5. Chẩn đoán bệnh:

1. Lâm sàng:

-   Dựa vào triệu chứng, bệnh tích đã mô tả. Dựa vào dịch tễ học.

- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau: Trichomoniasis. Vibriosis. Leptospirosis. Infectious bovine rhinotracheitis. Mycoses. Listeriosis. Epizootic viral abortion.

2. Phi lâm sàng và các phản ứng huyết thanh học:

 Trong phòng thí nghiệm các phản ứng sau thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh:

2.1Phản ứng ngưng kết hoa hồng (Rose Bengal Plate Test):

2.2 Phản ứng vòng sữa (Milk Ring Test): Áp dụng cho những đàn nuôi lấy sữa, chủ yếu là bò, không đặc hiệu với dê, cừu.

2.3. Phản ứng ngưng kết chậm (Serum Slow Agglutination Test):

2.4 Phản ứng Rivanol (Rivanol test):

2.5 Phản ứng kết hợp bổ thể CFT (Kolmer CFT):

2.6 Kỹ thuật chẩn đoán bằng phương pháp ELISA:

Là một phương pháp khá mới đối với Việt Nam, hiện nay đã được triển khai tại Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương. Phản ứng được đọc bằng máy photometer dưới bước sóng phù hợp. Kết quả phản ứng được tính toán bằng máy tính hoặc lập trình cho máy vi tính tính toán.

6. Phòng và chống bệnh:

1. Phòng chống bằng vắcxin :

1.1.            Trâu, bò: vắcxin  nhược độc chủng B19, lứa tuổi thích hợp để tiêm cho bê nghé là từ 4 đến 8 tháng tuổi, trâu bò trưởng thành.

1.2.            Lợn: không có vắcxin  đặc hiệu, khống chế bệnh bằng cách kiểm tra và loại thải.

1.3.          Dê: vắcxin  Elberg’s Rev1, tạo độ dài miễn dịch khá tốt nhưng nó có thể được bài xuất qua sữa gây ảnh hưởng cho người. Vắcxin  53H38, B19 cũng có thể được sử dụng.

2.         Điều trị:

-          Sulfadiazine, streptomycine, chlotetracycline, trâu bò mang mầm bệnh điều trị với oxytetracycline.

-          Điều trị cho cừu dùng chlotetracycline với liều 800mg trong 21 ngày , tiêm tĩnh mạch; streptomycine 1g trong 21 ngày tiêm dưới da.

-          Đối với lợn cho uống streptomycine và sulfadiazin, tiêm chlotetracycline


Có thể bạn quan tâm

Bệnh xoắn khuẩn
Bệnh xoắn khuẩn
Bệnh xoắn khuẩn

Bệnh do các chủng leptospira gây bệnh cho nhiều loài gia súc và người. Đặc điểm của bệnh là sốt vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan, thận, rối loạn tiêu hóa và có thể bị sảy thai.

BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax)
BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax)
BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax)

Bệnh nhiệt thán là bệnh chung của nhiều loài gia súc và người, do một loại trực khuẩn Bacillus Anthracis gây nên với đặc điểm sốt cao, tổ chức liên kết xung, xuất huyết, máu đen đặc khó đông, có những nốt loét màu đen.