1. Nghiên cứu lịch sử bệnh
2. Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích
3. Chẩn đoán phòng xét nghiệm
4. Điều trị để chẩn đoán
1. Nghiên cứu lịch sử bệnh:
Dịch bệnh xảy ra trong một cộng đồng gia súc, gia cầm được quyết định bởi mối quan hệ của nhiều yếu tố. Những yếu tố này không phải là bất biến mà thay đổi theo thời gian, do vậy tình hình dịch bệnh cũng luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên tùy từng khu vực, từng tỉnh, từng địa phương thường xảy ra những dịch bệnh khác nhau có tính riêng biệt.
Để hình thành dịch bệnh phải có 3 yếu tố sau và phụ thuộc vào 3 yếu tố đó:
1. Ký chủ là những gia súc, gia cầm mẫn cảm với bệnh nhưng tùy thuộc vào loài, giống, tuổi, tính biệt, mục đích sử dụng, sức đề kháng mà có độ mẫn cảm khác nhau.
2. Nguyên nhân gây bệnh là vi trùng, vi rút, ký sinh trùng... tuỳ thuộc vào chủng, độc lực, khả năng gây bệnh của từng loại.
3. Môi trường truyền bệnh phụ thuộc vào sự quản lý, vệ sinh, thời tiết, khí hậu, các yếu tố gây strees.
Sự tiếp xúc lâu dài giữa các ký chủ và nguyên nhân gây bệnh cuối cùng dẫn đến nguyên nhân gây bệnh giảm độc lực, ký chủ lại tăng sức đề kháng. Giữa ký chủ và nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự cân bằng, không hại cho nhau. Nhưng một khi sự cân bằng này phá vỡ thì dịch bệnh nổ ra.
Chíng vì vậy sự hiểu biết về lịch sử bệnh là rất cần thiết cho sự phán đoán để có hướng nghi bệnh.
Đây là một phần quan trọng để giúp cho công tác chẩn đoán bệnh. Bởi mỗi loại bệnh trên các loại gia súc, gia cầm khác nhau đều có những biểu hiện về triệu chứng lâm sàng và nhất là bệnh tích khác nhau và có tính chất đặc trưng.
Vì vậy việc mổ khám và xem xét bệnh tích càng cụ thể và cẩn thận bao nhiêu thì càng giúp cho việc chẩn đoán chính xác bấy nhiêu. Cũng nhờ những tư liệu về triệu chứng bệnh tích mà chúng ta có thể sơ bộ kết luận bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời, đồng thời có hướng lấy bệnh phẩm đúng từng bệnh gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Ngày nay các phương pháp chẩn đoán ngày càng hiện đại, chính xác, nhanh chóng. Chỉ có phòng xét nghiệm mới có thể kết luận chính xác được nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy sau khi xem xét lịch sử bệnh, triệu chứng, bệnh tích để có hướng nghi bệnh, phải lấy bệnh phẩm gửi đến phòng xét nghiệm để chẩn đoán. Nhất là hiện nay bệnh tật không có biểu hiện rõ ràng về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích như trước, đồng thời có những bệnh ghép với nhau tạo nên những triệu chứng, bệnh tích phức tạp.
Ngoài việc chẩn đoán xác định bệnh, việc chẩn đoán có tính chất dự phòng, định kỳ đang được thế giới ngày càng chú ý. Vì việc chẩn đoán này có tính chất dự báo trước khả năng có dịch bệnh xảy ra để có biện pháp phòng bệnh kịp thời.
4. Điều trị để chẩn đoán
Điều trị để chẩn đoán cũng là biện pháp cần được áp dụng trong điều kiện không mổ khám được con vật, không gửi được bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm. Nhất là các bệnh về vi trùng. Nếu có kiến thức vững vàng về dịch tễ học, hiểu biết về triệu chứng lâm sàng, về bệnh tích của bệnh thì việc áp dụng điều trị chẩn đoán càng có giá trị thiết thực. Tuy nhiên không thể lạm dụng việc điều để chẩn đoán mà không đưa bệnh phẩm đi xét nghiệm.
Bốn nội dung trên càng kết hợp chặt chẽ với nhau bao nhiêu thì kết quả chẩn đoán càng chính xác và có giá trị khoa học bấy nhiêu.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinarum. - Bệnh phó thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella typhimurium. - Bệnh bạch lỵ gà gây ra do vi khuẩn Salmonella pullorum.
Kỹ thuật mổ khám và ghi vào mẫu báo cáo mổ khám
Kỹ thuật mổ khám và ghi vào mẫu báo cáo mổ khám
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET