Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bí quyết làm giàu của lão nông tay trắng gây dựng trang trại kiếm trăm triệu/năm

Cập nhật: 27/08/2017

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Sau nhiều phen nếm mật nằm gai, những lão nông làm giàu từ tay trắng gây dựng trang trại triệu phú đáng ngưỡng mộ.

Ông Nguyễn Đức Luân (56 tuổi, Nghệ An) đã đầu tư thành công mô hình chuồng trại chăn nuôi tổng hợp, mang lại doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Trang trại của gia đình ông Luân nức tiếng khắp vùng, thế nhưng ít ai biết ông từng mất hàng chục năm bôn ba, quyết theo đuổi nghề nông mới gặt hái thành công.

Bi quyet lam giau cua lao nong tay trang gay dung trang trai kiem tram trieu/nam - Anh 1

Ông Luân từng đặt cược sổ đỏ của căn nhà để đầu tư trang trại trong sự hoài nghi của mọi người. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

Theo Nông nghiệp Việt Nam, năm 1998, nhà nước có chủ trương chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang xây dựng khu trang trại chăn nuôi tập trung, ông mạnh dạn nhận hơn 3 ha vùng chua trũng để phát triển mô hình này, "Thời đó, tôi bắt tay vào làm trong sự hoài nghi, bàn tán của rất nhiều người”, ông Luân nhớ lại.

Xác định muốn làm giàu bằng chăn nuôi thì phải mạnh dạn đầu tư, ông Luân tập trung phát triển quy mô lớn dựa trên cách thức tổ chức sản xuất khép kín. Bên cạnh xây dựng hệ thống chuồng nuôi gà sinh sản rộng trên 1.000 m2, ông kết hợp đào ao nuôi cá, trồng thêm rau màu để phục vụ gia đình và cải thiện nguồn thu. Thời gian ấy, do thiếu kinh nghiệm đối phó dịch bệnh nên nhiều phen gia cầm chết như ngả rạ, gặp khi mưa lũ nước dâng ngập trắng ao, nhiều tấn cá trôi sạch chỉ trong chớp mắt.

Năm 2015, trang trại tổng hợp của gia đình ông Luân đã phát triển với 3 ha ao. Ông chia sẻ với Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm ông nuôi 2 lứa cá đủ các loại, xuất bán được khoảng 12 - 13 tấn với giá dao động từ 25.000 - 35.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, lãi ròng trên 150 triệu đồng.

Nguồn thu từ đàn gà sinh sản trên 6.000 con, với việc tiêu thụ hơn 5.000 quả trứng/ngày (giá bán 1.700 - 1.800 đồng/quả) đã giúp vợ chồng ông thu về đều đều gần một triệu đồng/ngày. Trang trại của ông còn nuôi trên 3.000 con gà hậu bị để thay thế đàn gà bố mẹ. Theo tính toán, tổng thu nhập của trang trại này mỗi năm đạt 700 - 800 triệu đồng, trừ đi các khoản phát sinh, còn lãi trên 450 triệu đồng.

Bi quyet lam giau cua lao nong tay trang gay dung trang trai kiem tram trieu/nam - Anh 2

Người cựu chiến binh xây dựng trang trại tiền tỉ từ hai bàn tay trắng. Ảnh VTC

Một tấm gương làm giàu từ gây dựng trang trại khác, đó là cựu chiến binh Phạm Trung Trường (67 tuổi, Quảng Ngãi) - trang trại chăn nuôi heo thịt và gà siêu trứng cũng cho thu lãi hàng trăm triệu mỗi năm.

VTCnews đưa tin , ông Phạm Trung Trường (ở vùng núi thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn) từng một thời ăn nên làm ra trong ngành xây dựng. Sau đó, ông dành vốn liếng và tâm huyết xây dựng trại nuôi rắn hổ mang, ba ba và cá. Khi rắn, cá, ba ba đẻ con, gây dựng được hàng đàn, chuẩn bị ngày thu hoạch thì cơn bão số 9 ngày 29/9/2009 quét qua, nước lũ trong một đêm cuốn sạch công sức, tiền bạc của người cựu binh ấy.

Tinh thần chiến binh vực ông dậy, sau đó ông bắt tay vào xây dựng trang trại từ năm 2010, đến nay ông Trường có đến 8 trại chăn nuôi gà với 40.000 con gà đẻ trứng; trại nuôi heo với 2.700 con/lứa.

Mô hình chăn nuôi của lão nông rất bài bản, có hệ thống nước tưới tiêu đảm bảo và hoàn toàn không nghe mùi hôi bốc lên như những trại chăn nuôi thông thường.

Trả lời PV VTCnews, ông Trường nói mỗi trại nuôi heo rộng trên 640m2, còn trại nuôi gà trên 500m2. Cứ mỗi trại nuôi gà, ông bố trí một lao động túc trực chăm sóc 24/24, thu lượm trứng hằng ngày. Ngoài ra, cứ hai trại gà là có một nhân viên kỹ thuật, thú y theo dõi. Đặc biệt, ông còn bắc hệ thống nước từ trên núi về hồ chứa nước với lượng nước đảm bảo chảy 300 m3/ngày, vừa để dự trữ nước vừa tạo mát cho trang trại.

Cứ thế suốt 6 năm qua, trang trại chăn nuôi của ông cựu chiến binh ngày càng lớn mạnh và hiệu quả. Ông Trường cho hay, đàn gà siêu trứng này mỗi ngày thu về 36.000 quả trứng gà, sau khi tính toán với công ty, trang trại hưởng lãi 150 đồng/trứng. Còn với 5 trại heo, sau 5 tháng nuôi thì xuất bán cho công ty, mỗi năm bán 2 lứa ông được chia khoảng 1 tỉ đồng. Sau chi phí trả công cho 100 lao động, mỗi năm trang trại chăn nuôi của ông Trường thu lời 300 - 350 triệu đồng.

Ngoài ra, ông còn trồng 10.000 cây cau vừa tạo cảnh quan vừa cho thu nhập không nhỏ. Hiện tại có 6.000 cây cau đã cho quả và ông đang thăm dò đối tác để bán trực tiếp lượng cau trái trang trại chuẩn bị thu hoạch.

Ấy là chưa kể thu nhập lớn từ nguồn phân gà: mỗi tháng thu 1.500 bao phân, xuất bán 40.000 đồng/bao cho các vùng Tây nguyên. Hiện ông Trường để dành riêng một khu trong trang trại để phơi và đóng bao loại phân này.

Mô hình trang trại thành công bạn nên tham khảo (Theo nongdan.com)

Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (VAC)

Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọt và nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khắng khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp.

Bi quyet lam giau cua lao nong tay trang gay dung trang trai kiem tram trieu/nam - Anh 3

Tiêu biểu cho mô hình kinh tế hiệu quả này là trang trại của Ông Nguyễn Trọng Bộ, thôn Tân Tự, xã Đông Tân, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông đã kết hợp nuôi heo, cá, gia cầm và trồng cây hoa màu, cây ăn quả với nhau. Bên cạnh đó ông còn mở dịch vụ câu cá thư giãn. Vài năm trở lại đây, trừ đi chi phí thì số lãi ổn định mà ông thu được thường ở mức 200 – 300 triệu đồng/năm.

Biến thể của mô hình VAC

Vườn – Ao – Chuồng – Ruộng (VACR)

VACR là mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với trồng cây ăn trái và trồng lúa nước. Mô hình này thường được áp dụng ở các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn của Việt Nam.Nuôi lúa kết hợp với tôm
Với mô hình này, gia đình ông Trần Kim Được, trú tại xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu được công nhận là mô hình trang trại thành công được nhiều nông dân đến tham quan học tập kinh nghiệm.

Thành quả lao động của ông là hơn 200 triệu đồng/năm cho việc bán lúa, 35 triệu đồng/năm cho việc bán trái cây, riêng heo và cá cho ông thu nhập gần 15 triệu đồng.

Vườn – Ao – Chuồng – Rừng

Một mô hình kinh tế trang trại khác cũng có tên viết tắt là VACR và được nhiều nông dân các tỉnh vùng rừng núi áp dụng chính là mô hình Vườn – Ao – Chuồng – Rừng. Việc xây dựng và phát triển mô hình trang trại theo hướng tổng hợp VACR này đã giúp nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo.Nuôi lợn rừng kết hợp với trồng rừng
Tiêu biểu cho gương xóa đói giảm nghèo cùng loại mô hình kinh tế hiệu quả này là chàng trai trẻ Hoàng Trung Hiếu, một đoàn viên thanh niên của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Anh đã kết hợp thành công việc nuôi lợn rừng với gà thương phẩm và cá. Không chỉ thế anh còn trồng các loại cây như quế, keo, mỡ…vừa giúp tăng thu nhập cho gia đình vừa góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc. Mỗi năm anh thu về cho mình gần 200 triệu đồng, sau khi đã trừ hết chi phí.

Vườn – Ao – Hồ

Nguyễn Lê Ngọc Chinh, một đoàn viên thanh niên đến từ thị trấn Dương Minh Châu, H.Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã cải tiến mô hình trang trại hiệu quả VAC thành mô hình trang trại Vườn – Ao – Hồ.Những cây dừa xiêm trĩu quả đã góp phần mang lại lợi nhuận cho Chinh 
Khởi nghiệp từ 120 triệu đồng của mẹ, sau khi tham khảo giá nhà đất, Chinh đã tiến hành mua thêm đất để đào ao nuôi cá lóc, xây hồ nuôi ba ba và trồng cây dừa xiêm trên bờ ao. Mô hình kinh tế trang trại này đã mang lại cho chàng trai doanh thu hơn 1,2 tỉ đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 240 triệu đồng/năm.

Mô hình trang trại kết hợp với sinh thái

Bi quyet lam giau cua lao nong tay trang gay dung trang trai kiem tram trieu/nam - Anh 4

Đây là một mô hình kinh tế trang trại hiệu quả mới du nhập vào Việt Nam gần đây. Mô hình trang trại này được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa nuôi trồng và dịch vụ du lịch sinh thái.Ở các quốc gia khác, nhưng mô hình kinh tế hiệu quả như vậy rất nhiều, chẳng hạn như nông trại Chockchai kết hợp chăn nuối bà sữa và dịch vụ du lịch. Hay, Ark Farm của Nhật Bản.

Ở Việt Nam, hiện cũng có một số mô hình trang trại thành công kiểu này mà tiêu biểu là khu du lịch sinh thái Suối Hoa, Đà Nẵng kết hợp du lịch với trồng tre điền trúc, cây cảnh và rừng keo lá tràm.

Hoàng Linh (T/h)


Có thể bạn quan tâm

Bước đột phá cho chăn nuôi giai đoạn mới
Bước đột phá cho chăn nuôi giai đoạn mới
Bước đột phá cho chăn nuôi giai đoạn mới

(Người Chăn Nuôi) - Sau chiến lược chăn nuôi giai đoạn 2008 - 2018, ngành chăn nuôi nước ta đã đạt được những thành tích vượt trội cả trong nuôi và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập nhất định. Để ngành hàng này phát triển mạnh...

Dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại
Dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại
Dịch cúm gia cầm H5N1 xuất hiện trở lại

QĐND - Thứ Năm, 07/11/2013, 21:27 (GMT+7) QĐND - Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho hay, hiện nay dịch cúm gia cầm (H5N1) đã xuất hiện tại tỉnh Hòa Bình. Như vậy, sau nhiều tháng cả nước khống chế thành công, nay dịch cúm gia cầm đã chính thức trở lại...

Bước chuyển mạnh của ngành chăn nuôi
Bước chuyển mạnh của ngành chăn nuôi
Bước chuyển mạnh của ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại, công nghiệp (chiếm trên 40% về quy mô và 60% về sản lượng). Bước đầu đã hình thành nhiều ngành công nghiệp nền tảng cho phát triển chăn nuôi.