Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bỏ công ty nước ngoài về làm trang trại

Cập nhật: 14/06/2014

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Ra trường với tấm bằng cử nhân loại khá, Trần Thanh Sơn (SN 1989, ở xóm Đồ Sơn, xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) dễ dàng vào làm việc cho một công ty nước ngoài, nhưng rồi anh đã quyết định bỏ việc về quê mở trang trại nuôi chim bồ câu, gà đồi mà anh đam mê từ lâu.
Để có kiến thức nuôi bồ câu và thị trường đầu ra cho sản phẩm, anh lên mạng, đọc sách để học hỏi. Kết quả, ngay trong năm đầu, anh khẳng định bồ câu có thể phát triển tốt ở Nghệ An. Anh quyết định xây thêm chuồng, nhập thêm con giống.

Trần Thanh Sơn bên đàn bồ câu thịt chuẩn bị xuất chuồng.
Trần Thanh Sơn bên đàn bồ câu thịt chuẩn bị xuất chuồng.

Cùng với nuôi bồ câu thương phẩm, bồ câu giống, anh còn nuôi gà đồi - giống gà cỏ Nghệ An. Hiện, anh đang nuôi thử nghiệm gà mía Yên Thế (Bắc Giang), đây là những giống gà được thị trường ưa chuộng. Giờ đây, trang trại của anh cung cấp giống bồ câu, gà và hướng dẫn kỹ thuật nuôi, bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi vệ tinh trong vùng. “Sản phẩm của mình chủ yếu cung cấp cho các khách sạn, nhà hàng ở Vinh và Hà Nội nên phải theo quy trình chăn nuôi khép kín, kiểm tra nghiêm ngặt dịch bệnh”.

Hiện nay, anh không trực tiếp chăn nuôi quy mô lớn như thời gian đầu mà chủ yếu cung cấp con giống, bao tiêu sản phẩm cho những cơ sở vệ tinh. Riêng 3 cơ sở vệ tinh làm hợp đồng với anh (chăn nuôi gà an toàn sinh học) có khoảng 15.000 con để phục vụ thị trường. Ông chủ trẻ cho biết, mỗi đôi bồ câu thương phẩm bán với giá 150.000 đồng, gà cỏ 110.000 -120.000 đồng/kg. 

Mỗi ngày, trang trại và các vệ tinh chăn nuôi của anh xuất ra thị trường khoảng 3 tạ thịt gà, bồ câu thì tùy nhu cầu khách hàng. Trừ chi phí và tiền thuê nhân công, mỗi tháng anh bỏ túi 30 triệu đồng. Trang trại của anh đã trở thành địa chỉ tham quan, học hỏi kinh nghiệm của học viên của Trường Dạy nghề huyện Đô Lương và ND, thanh niên trong và ngoài tỉnh.
 

Có thể bạn quan tâm

Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn
Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn
Người nông dân làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn

Từ một gia đình nông dân nghèo khó, nhờ mạnh dạn trong phát triển kinh tế, gia đình chị Trịnh Thị Liên ở phường Kỳ Trinh đã vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi Lợn nái có quy mô.

Tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 67%
Tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 67%
Tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 67%

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho biết, qua 3 năm (2016- 2018) thực hiện Đề án phát triển bò thịt cao sản, đến nay, tổng đàn bò thịt trên địa bàn tỉnh đạt 87.048 con.

Ðiểm tựa giúp nông dân làm giàu
Ðiểm tựa giúp nông dân làm giàu
Ðiểm tựa giúp nông dân làm giàu

ĐBP - Hội Nông dân xã Thanh Luông (huyện Ðiện Biên) có 35 chi hội với 1.435 hội viên. Là xã biên giới, có địa bàn rộng, nhiều dân tộc sinh sống nên điều kiện phát triển kinh - tế xã hội của một số hội viên còn gặp nhiều...