Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Các ông cử bỏ bằng về làm tỷ phú nông dân

Cập nhật: 13/07/2016

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Tốt nghiệp chuyên ngành Hóa, ĐH Công nghiệp TP.HCM, Võ Thành Ngân (sinh năm 1989) chuyển sang làm nông dân trồng cỏ kiếm 4 tỷ đồng mỗi năm.

Sau khi ra trường, thời gian đầu Ngân chỉ tìm được việc làm trái nghề với mức lương 1,5 triệu đồng, Võ Thành Ngân quyết định về quận 12, TP.HCM phụ người dượng trồng cỏ.

Ban đầu, Ngân tập trung làm công nhân trồng cỏ để tích lũy vốn. Anh làm tất cả mọi công việc từ trồng, chăm sóc đến khâu đánh cỏ và khuân vác...  để biết quy trình, cách thức làm việc và điều tra thị trường, tìm hướng đi riêng cho mình.

Cac ong cu bo bang ve lam ty phu nong dan
Võ Thành Ngân chăm sóc vườn cỏ tại Hóc Môn. Ảnh: VnExpress

Tháng 3/2012, Ngân mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Thảm Cỏ Việt. Để có vốn hoạt động, anh mượn họ hàng khoảng 50 triệu. “Vốn ít nên tôi ‘ăn theo’ anh rể và bác để cùng hùn vốn thuê một thửa ruộng lớn làm chung giúp tiết kiệm chi phí, vật tư. Rất may, làm 2 đến 3 vụ là tôi trả được hết nợ”, báo VnExpress dẫn lời Ngân nói.

Để tìm kiếm khách hàng, Ngân tự lập website làm kênh quảng bá, vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả. Mặc dù website không đẹp, nhưng chàng cử nhân trẻ chú trọng đầu tư nội dung chuyên sâu, phong phú. Hơn 300 bài viết đã được anh chia sẻ về quy trình trồng và cách thức chăm sóc, thi công, bảo trì cỏ.

Với số vốn ít ỏi, Ngân chọn thuê khu đất rẻ để làm. Không may, đợt cỏ chuẩn bị bán đó bị úng toàn bộ do trồng vào mùa mưa, khiến 80 triệu đồng mất trắng.

Không nản, Ngân tiếp tục đi tìm vùng đất mới có mức giá thuê tương đối, có thể không tốt nhưng thoát nước dễ dàng hơn để vực lại hoạt động của công ty.

Để tạo niềm tin, Ngân mời đối tác đến vườn để họ tận mắt thấy quy mô vùng trồng cỏ, kỹ thuật làm như thế nào thì mới dễ thuyết phục...

Nhận biết điểm mạnh của mình là cung cấp được một số lượng cỏ lớn ra thị trường, nên Ngân tập trung đánh mạnh vào các công trình lớn như: dự án cao tốc  sân bay, resort.

Tập trung chuyên canh cỏ, từ 3.000 m2 ruộng đầu tiên, hiện nay Ngân sở hữu 2 hecta. Ngoài ra anh còn thuê trồng bên ngoài với tổng diện tích 10ha; hợp tác với 7 đối tác ở Đồng Tháp, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Dương để cung cấp thêm. Tính chung, mỗi năm công ty Ngân cung cấp ra thị trường gần 20 hecta cỏ.

Ngân cho biết, công ty đã hoạt động ổn định và doanh thu tăng theo các năm, hiện tại đạt mức 4 tỷ đồng. Trong thời gian tới, anh muốn chế tạo thêm nhiều máy móc hơn, mở rộng chi nhánh tại ở Đà Nẵng để phát triển lan ra khu vực Tây Nguyên.

Cũng giống như Ngân, có nhiều người đã chấp nhận từ bỏ tấm bằng cử nhân để về quê gắn bó với nghề nông. Trường hợp của Nguyễn Văn Hịu (sinh năm 1984, thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh) là một ví dụ. Tốt nghiệp cử nhân Khoa Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội), lăn lộn ở nhiều công ty, cuối cùng Nguyễn Văn Hịu (sinh năm 1984, thôn Nhiễm Dương, xã Nghĩa Đạo, Thuận Thành, Bắc Ninh) quyết định bỏ việc về xây dựng trang trại ở quê, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm.

Trên diện tích gần 2 ha trước đây hầu như bỏ không, chàng nông dân trẻ cải tạo lại thành khu chăn nuôi lợn với quy mô hiện đại, 2 chiếc ao trong khu đất này được xây dựng khoa học, hợp lý để bắt đầu nghiệp làm… nông dân. Nguyễn Văn Hịu - chàng cử nhân kinh tế ngày nào đã trở thành một nông dân chính hiệu với thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Cac ong cu bo bang ve lam ty phu nong dan
Phan Doãn Huấn đã thực hiện giấc mơ làm giàu với đàn bò

Với Phan Doãn Huấn (sinh năm 1982, ở Mộc Châu, Sơn La), sau khi giấc mơ thành phố không mấy khả quan dù tốt nghiệp ĐH Quốc gia khoa điện tử viễn thông, công việc chỉ cho thu nhập vài triệu đồng, anh đã quay về Mộc Châu cùng bố mẹ đẩy mạnh chăn nuôi bò sữa, vốn là nghề của gia đình lâu nay.

Chỉ sau vài năm Huấn đã đưa đàn bò của gia đình lên gần trăm con và tính đến thời điểm hiện tại, đàn bò của Huấn đạt 142 con bò sữa, cho thu nhập hàng tháng khoảng 200 triệu đồng cùng giá trị cơ ngơi cỡ 7 tỷ đồng. Trang trại của gia đình Huấn thuộc loại lớn tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu nhưng chỉ có 6 lao động chính.

Thành công của Võ Thành Ngân, Phan Doãn Huấn, Nguyễn Văn Hịu có lẽ là động lực để các ông cử, bà cử chuyển hướng nghề nghiệp sau khi ra trường không xin được việc hoặc phải đi bán trà đá, chạy xe ôm...

Hồi tháng 7/2015, Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao động quý I/2015, trong đó chỉ rõ, tính theo trình độ chuyên môn, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nằm ở nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề, tương ứng là 7,2% và gần 6,9%.

Nhóm không có bằng cấp, chứng chỉ có tỷ lệ thấp nhất ở mức 1,97%. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43%, tăng 0,22% so với cùng kỳ năm 2014.

Còn số liệu của Tổng cục Thống kê trong quý I/2015, trong số 100 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng... thì có nhiều hơn 4 trường hợp không có việc làm.

Minh Thái (Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi
Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi
Thức ăn cho vịt con mới nở đến 20 ngày tuổi

(Người Chăn Nuôi) - Vịt con mới nở sức đề kháng kém, khả năng hấp thu dinh dưỡng chưa tốt, do đó cần nắm vững chế độ dinh dưỡng để vịt sinh trưởng và phát triển tốt.

Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn nái sinh sản
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn nái sinh sản
Trở thành tỷ phú nhờ nuôi lợn nái sinh sản

Trang trại lợn nái sinh sản của anh Lê Văn Bính, xã Sơn Trà, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh mỗi năm xuất chuồng hơn 10.000 con lợn giống, doanh thu trên 3 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho 10 lao động.

Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao
Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao
Khoa học công nghệ: Giải bài toán chăn nuôi chất lượng cao

(Người Chăn Nuôi) - Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mang lại những cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với chăn nuôi Việt Nam. Trong bối cảnh này, để ngành chăn nuôi phát triển nhanh và bền vững...