Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Cử nhân ngoại ngữ lập nghiệp với nghề nuôi bồ câu Pháp

Cập nhật: 07/03/2014

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Bỏ tấm bằng đại học loại khá, chị Nhung khởi nghiệp bằng việc nuôi 300 con bồ câu trong một căn phòng 30m2.  

Chị Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tốt nghiệp một trường đại học ngoại ngữ loại khá vào năm 2003. Sau đó, chị tìm được công việc hướng dẫn viên du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, khi sinh con, nghề hướng dẫn viên nay đây mai đó không còn phù hợp nên chị chuyển việc vào năm 2005. 

chi-Nhung-2843-1394102665.jpg

Số bồ câu ở trang trại của chị Nhung hiện được nhân lên gấp 20 lần so với thời điểm chị khởi nghiệp.Ảnh: NVCC

4 năm làm nhiều công việc văn phòng nhưng chị không thể trang trải cuộc sống với mức thu nhập rất thấp. Thấy mẹ chị nuôi chim bồ câu Pháp khá thuận lợi, đến năm 2009, chị Nhung cũng bắt tay nuôi thử nghiệm 300 con bồ câu trong một căn phòng diện tích 30m2. Sau một năm, nhận thấy loài chim này rất hợp khí hậu và sinh sản tốt, mang lại hiệu quả kinh tế nên chị quyết định nghỉ công việc văn phòng. Chị Nhung mua thêm 1.200 con giống, nhân rộng mô hình và tăng diện tích chuồng trại lên 220m2.

Đến nay, số bồ câu tại trang trại của chị được nhân lên 6.000 con, tương đương 3.000 cặp bồ câu. Diện tích chuồng trại cũng được tăng lên hơn 500m2 và phải thuê thêm 2 nhân công. 

"Loài này chu kỳ sinh sản ngắn, chỉ khoảng 40 ngày một lứa, nuôi cũng nhanh lớn nên số bồ câu được sinh ra và xuất chuồng cứ gối đầu nhau. Do đó, trong trại lúc nào cũng duy trì số bồ câu như vậy", chị Nhung cho hay. 

Mỗi tháng, riêng trang trại của chị xuất khoảng 2.000 cặp bồ câu thịt và giống cho các thương lái ở Đà Nẵng, TP HCM, Tây Nguyên, Hà Nội, Vĩnh Phúc... Giá bán giống dao động từ 150.000 đến 300.000 đồng một cặp, bồ câu thịt khoảng 70.000 đến 80.000 đồng một cặp. Cứ 1.000 cặp bồ câu xuất chuồng, sau khi trừ các chi phí nhân công thì được lãi khoảng 20 triệu đồng.

Do nhu cầu đầu ra lớn nên chị Nhung phải thu mua thêm khoảng 1.000 cặp bồ câu mới đủ các đơn hàng. "Bà con quanh vùng chủ yếu do mình cung cấp giống nên mình bao luôn đầu ra cho họ", chị cho hay. 

Chị Nhung chia sẻ, ưu điểm của loài bồ câu Pháp là không cần diện tích chuồng trại rộng, tiêu thụ ít thức ăn, chủ yếu là ăn gạo, thóc, thỉnh thoảng bổ sung một chút cám. Bồ câu Pháp cũng khá phù hợp khí hậu ở miền Trung, khả năng miễn dịch cao nên nên ít bệnh...  Bà chủ trẻ cũng cho biết, giống này sinh sản nhiều, một năm, trung bình mỗi cặp đẻ 8 đến 10 lứa, tuổi sinh sản kéo dài từ 4 đến 5 năm nên khả năng thu hồi vốn nhanh. 

"Nuôi chim bồ câu Pháp không khó, chỉ cần chú ý vệ sinh chuồng trại tốt thì chúng sẽ không bệnh tật và nhanh lớn", chị Nhung chia sẻ. 

Ngọc Tuyên


Có thể bạn quan tâm

Phòng, trị bệnh nấm da trên thỏ
Phòng, trị bệnh nấm da trên thỏ
Phòng, trị bệnh nấm da trên thỏ

(Người Chăn Nuôi) - Nấm da thỏ hay nấm tai thỏ là một bệnh tương đối khó trị và lây lan rất nhanh. Nếu bệnh kéo dài, thỏ gầy yếu có thể dẫn đến chết.

Bình Định: Làm giàu nhờ cá chình
Bình Định: Làm giàu nhờ cá chình
Bình Định: Làm giàu nhờ cá chình

Cá chình đang là loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, đầu ra tương đối ổn định, nhu cầu thị trường gần như quanh năm. Nắm bắt được lợi thế đó, nhiều năm qua, ông Võ Tuấn Tú ở xóm 5 Cù Lao, thôn Châu Trúc, xã Mỹ...

Tái thiết ngành heo châu châu Á vượt ASF
Tái thiết ngành heo châu châu Á vượt ASF
Tái thiết ngành heo châu châu Á vượt ASF

(Người Chăn Nuôi) - ASF đã tàn phá ngành chăn nuôi heo toàn châu Á và nhanh chóng phơi bày nhược điểm của các phương pháp chăn nuôi cũ kỹ. Để tái thiết ngành heo vượt dịch bệnh, người chăn nuôi buộc phải xây dựng các quy trình an toàn...