Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Tái thiết ngành heo châu châu Á vượt ASF

Cập nhật: 24/04/2021, 14:35:11

(Người Chăn Nuôi) - ASF đã tàn phá ngành chăn nuôi heo toàn châu Á và nhanh chóng phơi bày nhược điểm của các phương pháp chăn nuôi cũ kỹ. Để tái thiết ngành heo vượt dịch bệnh, người chăn nuôi buộc phải xây dựng các quy trình an toàn sinh học kiểu mới.

Đề cao an toàn sinh học

Khi đại dịch tả heo châu Phi (ASF) càn quét khắp châu Á cũng là lúc sự thật về sự yếu kém an toàn sinh học của ngành heo châu Á bị phơi bày. Sự yếu kém, hạn chế thể hiện không chỉ ở quy mô trang trại, mà rộng lớn khắp toàn ngành chăn nuôi heo của cả châu lục.

Sau khi Trung Quốc xác nhận những trường hợp nhiễm ASF đầu tiên vào tháng 8/2018, dịch bệnh sau đó đã lan rất nhanh đến quốc gia láng giềng trong khu vực. Thái Lan và Malaysia dù chưa xác nhận bùng phát ASF, nhưng tại thời điểm báo cáo, nhà quản lý Malaysia tin rằng virus đã xâm nhập đường biên giới ở Sabah.

Những thiệt hại khổng lồ do ASF gây ra được ghi nhận ở những thị trường thịt heo quan trọng như Việt Nam và Philippines. Từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2020, chỉ riêng Việt Nam đã bị thiệt hại khoảng 6 triệu trong tổng số 31 triệu con heo của cả nước do ASF, theo thống kê chính thức. Trong khi đó, ASF cũng đã xóa sổ 1/3 tổng đàn heo của Philippines.

Với các nước bị thiệt hại nghiêm trọng nhất, thịt heo vẫn được coi là sản phẩm thịt được ưa chuộng và tiêu dùng phổ biến nhất nên các chính phủ đã khuyến khích người chăn nuôi heo tái thiết và gây đàn. Tuy nhiên, những sự thay đổi trong cách nuôi heo mới là yếu tố quan trọng nhất và cần thiết để nâng cao sản xuất. Sự thay đổi quan trọng nhất trong cuộc chiến đấu với ASF là thực hiện an toàn sinh học. Do chưa có vaccine hay phương thuốc đặc trị, nên công cụ chống lại virus ASF hữu hiệu nhất đến thời điểm này chính là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt ở quy mô trang trại.

Thực tế, hầu hết các trại nuôi heo nông hộ hoặc quy mô nhỏ lẻ vẫn là lực lượng sản xuất chính trong ngành chăn nuôi heo châu Á và họ đều thiếu quan tâm đến an toàn sinh học hoặc nếu có thì cũng thường áp dụng một cách thiếu chuyên nghiệp. Hậu quả, khi đại dịch càn quét, chính những trại nuôi quy mô nhỏ, nông hộ bị thiệt hại nặng nề nhất. Các trại nuôi cũ kỹ, lạc hậu cũng cùng chung số phận bởi không đánh giá cao an toàn sinh học.

Cách ly vùng sản xuất

Để ứng phó được thách thức dịch bệnh, các trang trại phải có có sự tách biệt, phân chia rõ ràng giữa vật nuôi, người và vật liệu đầu vào trang trại theo các phương thức thực hành an toàn sinh học tốt nhất. Các trại nuôi nên xác định vùng bẩn, vùng sạch với quy trình vận chuyển nghiêm ngặt giữa các vùng này.

Nhà sản xuất, những người muốn phục hồi đàn heo sau đại dịch ASF phải “suy nghĩ lại và thay đổi cách điều hành trang trại”, tiến sĩ Agel Manabat, Phó Giám đốc đối ngoại Philippines College of Swine Practioners cho biết. Theo chuyên gia này, trước khi phục hồi đàn vật nuôi, người sản xuất phải kiểm tra lại toàn bộ hoạt động điều hành và tiếp cận an toàn sinh học để xác định những rủi ro và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro đúng thời điểm. Họ cũng phải vệ sinh và khử trùng toàn bộ cơ sở sản xuất. Cuối cùng, nên sử dụng những con heo “chỉ báo dịch bệnh” để đảm bảo trang trại không có virus.

Theo tiến sĩ Manabat, một khi đã thay đổi quy trình an toàn sinh học kiểu mới, tất cả trại nuôi từ trang trại nhỏ lẻ đến cơ sở chăn nuôi quy mô lớn sẽ phải áp dụng các giải pháp an toàn sinh học phù hợp mới có thể kiểm soát được dịch bệnh như ASF. Một ghi nhận tích cực trong cuộc chiến với đại dịch như ASF đó là ý thức an toàn sinh học của các hộ chăn nuôi heo tại châu Á đang ngày càng được nâng cao.

Xu hướng hợp nhất và liên kết

Đại dịch lớn như ASF đã buộc các trại nuôi tăng cường xu hướng sáp nhập hoặc liên kết. Tại Việt Nam, sự phục hồi chủ yếu được ghi nhận ở các trang trại được hiện đại hóa cùng với hướng tiếp cận chuyên nghiệp hơn trong chăn nuôi heo.

Mặc dù sự chuyển đổi từ các trại nuôi nhỏ sang liên kết dọc và hợp nhất đã diễn ra được một thời gian, nhưng rõ ràng xu hướng này càng gia tăng mạnh mẽ hơn sau đại dịch ASF. Nhờ liên kết, các cơ sở chăn nuôi được trang bị kỹ năng quản lý, nguồn lực, và năng lực tài chính tốt hơn. Sự liên kết cũng diễn ra giữa các công ty sản xuất thức ăn và các công ty di truyền học để dễ dàng nhận dạng và nắm bắt cơ hội đầu tư vào các trại giống, thúc đẩy nguồn cung heo con và heo nái, trở thành những nhà phân phối thiết bị trại nuôi hoặc từng bước tiến vào chăn nuôi heo công nghiệp.

Không muốn bị bỏ lại phía sau, những trang trại chăn nuôi độc lập và quy mô nhỏ hơn tại châu Á đang dần mở rộng và bắt đầu chú ý hơn vào an toàn sinh học. Với sự trợ giúp từ các nguồn cung ứng đầu vào, họ đang tiến gần hơn đến chuỗi liên kết sản xuất. Sự liên kết sản xuất giữa những hãng chăn nuôi heo lớn sẽ đưa ngành chăn nuôi heo tiến lên con đường quản lý chuyên nghiệp, khoa học và an toàn hơn.

Tuy nhiên, vẫn còn một hạn chế tồn tại trong ngành chăn nuôi heo tại châu Á đó là thiếu kiến thức về cách ngăn chặn ASF thâm nhập vào hệ thống chăn nuôi. Một vài nhà đầu tư đang mở rộng cơ sở sản xuất hiện có và họ đã thu lợi từ các thiết kế trại nuôi công nghiệp hiện đại. Nhưng sự mở rộng của họ chưa đủ để bù đắp những thiếu hụt về năng lực sản xuất.

>> Rolando Tambago, chủ tịch trang trại Virginia, trại nuôi và kinh doanh heo tích hợp lớn nhất Cental Visayas khẳng định, sự liên kết sẽ là chìa khóa để tái thiết ngành heo. Các nhà sản xuất cần áp dụng phương pháp thực hành tốt nhất về chăn nuôi, thức ăn an toàn và tập trung vào từng giai đoạn của chuỗi cung ứng. Bằng cách này, ngành chăn nuôi heo sẽ phát triển bền vững.

Vũ Đức / Theo AsianPork


Có thể bạn quan tâm

Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình
Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình
Người nông dân làm kinh tế giỏi từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình

Vĩ Thượng là một trong những xã động lực của huyện Quang Bình, trong những năm qua xã đã không ngừng vươn lên trong phát triển kinh tế – xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 17,8 triệu đồng/năm, đời...

Trong chăn nuôi có muôn cách làm giàu...
Trong chăn nuôi có muôn cách làm giàu...
Trong chăn nuôi có muôn cách làm giàu...

Với người nông dân, việc tìm ra một nghề để sản xuất đã khó, nhưng để bám trụ và phát triển nghề đó thì lại càng khó khăn hơn. Thế nhưng bằng sự cần cù và quyết tâm vượt khó, gia đình anh chị Thắng Tạo, thôn Sơn Kịch, xã...

Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT
Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT
Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT

(Người Chăn Nuôi) - Hỏi: Xin cho biết triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT?