Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Trâu Murrah

Cập nhật: 11/07/2020, 15:05:13

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Trâu Murrah

(Người Chăn Nuôi) - Trâu Murrah hay còn gọi là trâu Ấn Độ là một giống trâu có nguồn gốc từ Ấn Độ, đây là một giống trâu chuyên chăn nuôi để lấy sữa. Tuy nhiên, nuôi trâu Murrah lấy sữa không hiệu quả nên ở Việt Nam chỉ lai giống nhằm cải tạo thể chất của đàn trâu nội.
Đặc điểm

Trâu Murrah còn có tên là trâu Dehli tên trung tâm của giống trâu này. Trâu Murrah có sừng xoắn khác với trâu thường có sừng vòng cung, đây cũng là giống trâu cho nhiều sữa, một con trâu Murrah ở Ấn có thể cho đến 3.000 lít sữa/năm.

Trâu Murrah thường có da và lông màu đen tuyền, da mỏng, mềm mại, nhẵn bóng, có lông thưa, ở cuối đuôi có chòm lông màu trắng sát với chân, có một tỷ lệ thấp màu xám nâu hoặc xám nâu vàng, rất ít khi có trâu trắng.

Đặc điểm nổi bật và rõ nét nhất của trâu Murrah là sừng ngắn, quay ra sau và lên trên sau đó vòng vào trong thành hình xoắn ốc, mặt sừng phẳng. Đầu trâu đực thô kệch và nặng nề, đầu con cái thì tương đối nhỏ, cân đối. Trán rộng và hơi gồ, mặt cân đối, lỗ mũi rộng, mắt trâu đực không lồi lắm, nhưng mắt con cái thì lồi, nhanh nhẹn và sáng. Tai trâu bé, mỏng và rủ xuống. Cổ trâu đực thô và mập, cổ trâu cái dài, mảnh.

Ngực trâu to, rộng, không có yếm. Trâu đực có phần thân trước nặng, phần sau nhẹ, trâu cái thì phần thân trước nhẹ và hẹp, phần thân sau nặng và rộng tạo thành hình cái nêm. Lưng rộng, dài và thon về phía đầu. Xương sườn rất tròn, núm rốn nhỏ, không có u bướu. Con đực có bắp chân khỏe, gần như thẳng, nhưng con cái thì chân hơi cong để tạo khoảng rộng cho bầu vú. Đuôi dài, mảnh, dễ vận động. Con cái có bầu vú phát triển, các tĩnh mạch vú nổi rõ, núm vú dài và cách xa nhau, cân đối, dễ nắm để vắt sữa và sữa xuống dễ dàng.

Giống trâu sữa Murah của Ấn Độ sản xuất một lượng sữa cao. Ấn Độ là nước có sản lượng sữa trâu lớn nhất thế giới, mỗi năm đạt 30 triệu tấn. Trong khi trâu cái Việt Nam đạt lượng sữa cao nhất 730 - 832 kg trong một chu kỳ cho sữa thì giống trâu sữa Ấn Độ mỗi ngày có thể cho 20 lít sữa với tỷ lệ 6 - 8%, cá biệt có những con cho tới 4.500 lít trong một chu kỳ cho sữa và chu kỳ cho sữa dài nhất đến 375 ngày, tỷ lệ mở sữa trung bình là 7%. Sữa trâu giá trị cao hơn sữa bò, hàm lượng bơ đến 70% trong khi sữa bò 30, 40%, nhiều nhất là 50%; đạm đến 7%, sữa bò cao nhất 5 - 6%.

Trâu Murrah có dấu hiệu động dục đầu tiên trung bình lúc 30 tháng tuổi. Trâu Murrah Ấn Độ ăn khỏe, chúng chủ yếu ăn các loại thức ăn thô từ phụ phẩm của ngành trồng trọt như rơm, cỏ, thân lá đậu tương, khoai lang và ngô kể cả đọt mía non, bột mì (sắn). Mỗi ngày trâu Murrah có thể ăn từ 13 - 15 kg cỏ.

Đây là giống trâu khỏe, trọng lượng lớn, sức bền cao, tuy nhiên, khả năng chịu kham khổ, chịu rét cũng như độ thuần không tốt bằng một số giống trâu khác và tuy to lớn nhưng trâu Murrah không thích hợp cho cầy kéo và chịu nóng kém hơn trâu đầm lầy.

Ở Việt Nam

Giống trâu Murrah được nhập vào Việt Nam từ năm 1958. Sau đó, con trâu này là món quà của Thủ tướng Ấn Độ - bà Gandhi tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau năm 1975. Ấn Độ tặng Việt Nam 502 con trâu Murrah (trong đó tặng riêng cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng hai con), Thủ tướng đã giao đàn trâu này lại cho ông Hồ Giáo, ông Giáo đã chọn được ba con trâu cho sữa ngay và hai con khác đang mang thai đưa về Quảng Ngãi. Hồ Giáo đã chăm sóc đàn trâu Murrah sinh sôi, nảy nở đến 30 con, rồi chuyển giao cho nhân dân các huyện, chỉ giữ lại bốn con để chăm sóc.

Mục đích phát triển đàn trâu Murrah là sức kéo và sữa. Nhưng đồng ruộng bây giờ đã dùng máy, rất ít nơi cày bằng trâu. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa không còn phù hợp. Hiện nay có dự án lai tạo đàn trâu với trâu nội Việt Nam để cải tạo giống trâu nội nhưng rất khó khăn do trâu Murrah không chịu giao phối với trâu nội, mỗi lần ghép phối thì trâu đực Murrah lại không muốn giao phối với trâu nái ta. Người ta phải nuôi ghép nghé đực Murrah với nghé cái nội nhưng sau gần 2 năm, trâu đực ngoại vẫn không giao phối.

Từ đó buộc phải chuyển sang giai đoạn thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ. Kết quả thành công. Việc dẫn tinh trâu Murrah đông lạnh cọng rạ không chỉ cho tỷ lệ thụ thai đạt cao mà tầm vóc, khối lượng của nghé con lai F1 đều cao hơn 20 - 25% so với nghé con nội. Tinh cọng rạ trâu Murrah đã được lai tạo trên đàn trâu thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Giang, trâu lai có trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương, có khả năng tăng khối lượng từ 10 - 15 % so với trâu nội, chất lượng thịt cũng cao hơn, nuôi 8 - 12 tháng đạt 180 - 200 kg.

Nghé con ra đời to hơn hẳn nghé nội trước đây tới nửa yến. Nuôi được chừng một năm thì trọng lượng đã đạt trên dưới một tạ. Nghé lai to cao và đẹp mã hơn nghé nội, sau gần 2 năm chăn nghé lai chúng cũng mang hầu hết những ưu điểm của con mẹ về sự thích nghi với điều kiến chăn thả, khí hậu tại Việt Nam trọng lượng của nghé tăng trưởng rất nhanh. Trâu lai F1 có trọng lượng cao hơn 20 - 25% so với trâu nội. Nếu trâu đực F1 phối giống trực tiếp với trâu nái nội thì trâu con cũng có trọng lượng cao hơn 15 - 20%. Điều đặc biệt là cả hai đời nghé lai F1 hay F2 đều sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường như trâu nội.

>> Trâu Murrah với những đặc điểm nổi trội là một giống trâu cao sản, đây là một trong những giống vật nuôi đáng tự hào của Ấn Độ. Trâu đực trưởng thành có khối lượng từ 650 - 730 kg/con, có thể năng tới 1.000 kg, chiều cao trung bình của trâu là 142 cm. Trâu cái từ 350 - 400 kg/con, có thể tới 900 kg, chiều cao trung bình 133 cm. Nghé sơ sinh nặng 30 kg/con. Chúng có trọng lượng thịt cao hơn so với giống trâu bản địa ở Việt Nam từ 50 đến 70 kg/con.

Ngọc Diệp


Có thể bạn quan tâm

4 công nghệ tối ưu hóa quy trình cho heo ăn
4 công nghệ tối ưu hóa quy trình cho heo ăn
4 công nghệ tối ưu hóa quy trình cho heo ăn

(Người Chăn Nuôi) - Hệ thống thông minh là một cách tiếp cận sáng tạo dựa trên việc sử dụng tích hợp và chuyên sâu những tiến bộ gần đây để theo dõi, kiểm soát tự động và liên tục các quy trình cho heo ăn.

Bệnh liên cầu khuẩn ở heo
Bệnh liên cầu khuẩn ở heo
Bệnh liên cầu khuẩn ở heo

(Người Chăn Nuôi) - Liên cầu khuẩn ở lợn là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Bệnh còn có thể xảy ra ở người nếu không có các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.

Thành tỷ phú nhờ mô hình sản xuất hiệu quả
Thành tỷ phú nhờ mô hình sản xuất hiệu quả
Thành tỷ phú nhờ mô hình sản xuất hiệu quả

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh Sinh đã làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.