(Người Chăn Nuôi) - Vào mùa nóng, gà hay bị khô chân. Bệnh xảy ra trên cả gà trưởng thành và gà con. Người nuôi cần phòng, phát hiện và điều trị sớm cho gà để tránh những thiệt hại trong chăn nuôi.
Nguyên nhân
- Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều.
- Do vận chuyển xa, và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm.
- Thiếu nhiệt úm, thức ăn không đủ chất, thiếu mẹt, máng uống.
Biểu hiện
Da chân gà khô và không tươi tắn, chân teo.
Gà ủ rũ, ít vận động, đứng xù lông một chỗ, bỏ ăn. Gà thở khò khè, lông bụng bết dính bẩn, đi ngoài phân trắng nhớt, hậu môn dính bết phân.
Với gà mới nở, nguyên nhân chủ yếu của bệnh gà khô chân là do mật độ úm gà quá đông, gà thiếu nước uống hoặc thiết kế máng nước gây khó khăn cho gà con uống. Trong trường hợp này, nếu gà không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào khác, chỉ cần bố trí lại mật độ úm gà cho hợp lý, tăng cường nước uống cho gà, thiết kế lại máng uống phù hợp. Đặc biệt, vào mùa khô, nắng nóng, cần tăng thêm độ ẩm trong chuồng bằng cách dùng vòi xịt tạo hơi nước, khiến cho gà không bị mất nước nhanh.
Với gà trưởng thành, khi gà trên 1 kg, nếu gà có biểu hiện bị khô chân, cần chú ý để bổ sung nước uống cho gà. Nếu gà kết hợp những biểu hiện khác như ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy ra phân trắng, hoặc bị xù lông, thì có thể gà đang mắc phải một số bệnh nguy cấp như: thương hàn, ỉa chảy, gà rù… Lúc này, cần điều trị kịp thời theo tình trạng bệnh.
Phòng bệnh
Thực hiện tốt nhất 3 khâu: thức ăn sạch, nước uống sạch, chăn nuôi sạch. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, số lượng, không bị ôi thiu ẩm mốc, không nhiễm bệnh… Người nuôi cũng có thể sử dụng một số loại máy móc như máy băm nghiền đa năng, máy trộn TĂCN, máy ép cám viên… để chủ động phối trộn sản xuất thức ăn cho gà.
Thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vaccine theo tuổi, liều lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật.
Khi gà bị bệnh, nên sử dụng thuốc Dizavit-plus 2 g/lít nước liên tục trong 5 ngày đêm. Kết hợp cho gà uống thêm kháng sinh: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col 1 g/lít nước hoặc Pharcolivet 10 g/2,5 lít nước, liên tục trong 5 ngày đêm để có thể khống chế vi khuẩn bội nhiễm. Nếu gà có xu hướng nặng hơn, cần có bác sĩ thú y tới khám, điều trị.
Ngăn ngừa mầm bệnh phát tán và lây lan sang các khu vực khác ở trong khu trại nuôi bằng cách tiêu diệt côn trùng gây hại, không cho khách vào tham quan khi gà đang bị bệnh, không vận chuyển thức ăn nước uống…. ra khỏi ổ dịch bệnh.
Sát trùng, vệ sinh chuồng trại, nền chuồng, bờ tường, xung quanh trước khi thả gà vào.
Chuồng đang nhốt gà trên 30 ngày tuổi, 2 - 3 tuần phải phun sát trùng bằng formol 2% hoặc dipterex 6,5 g/lít nước vào các khu vực như trần, rèm, lưới, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống…
Nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo không khí lưu thông tốt nhất cho đàn gà.
Ban KHKT
Có thể bạn quan tâm
Trước sự cạnh tranh gay gắt từ các “ông lớn” ngành thịt bò thế giới đang nắm giữ cơ sở sản xuất giống và chế biến vượt trội, Thái Lan nỗ lực phát triển ngành chăn nuôi bò thịt với tham vọng xây dựng đế chế vững mạnh tại thị...
(Người Chăn Nuôi) - Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi chim trĩ tại Quảng Trị phát triển mạnh, giúp người dân cải thiện kinh tế, tăng thu nhập. Điển hình như trang trại nuôi chim trĩ của anh Trần Nhật Mỹ, ở thôn Bảng Đông, xã Cam Nghĩa,...
(Người Chăn Nuôi) - Để giảm khí thải và nâng cao lợi nhuận cho người chăn nuôi heo, châu Âu đã thực hiện dự án PiSys kết hợp cảm biến để kiểm soát khí hậu tốt hơn. Đây cũng là xu hướng chăn nuôi đề cao phúc lợi động vật...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET