Nhờ mạnh dạn áp dụng phương pháp nuôi lợn an toàn sinh học, anh Nguyễn Đình Tường - Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) không chỉ "đứng vững" trước các đợt dịch bệnh mà còn duy trì nghề chăn nuôi giữa cơn bão giá lợn thấp kéo dài kỷ lục để thu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm.
Anh Tường dẫn đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đi thăm quan trang trại của đơn vị mình
Từ thất bại liên tiếp...
Tốt nghiệp THPT, do gia đình không có điều kiện nên anh Nguyễn Đình Tường không học lên cao hơn mà ở nhà làm kinh tế phụ giúp bố mẹ. Những ngày sau đó, anh Tường phải tìm làm đủ nghề để kiếm sống từ nghề buôn lúa, gạo, phân đạm... Đến năm 2000, nhận thấy thị trường nuôi gà siêu trứng, lợn công nghiệp phát triển mạnh, anh gom góp và mượn thêm tiền bạc đầu tư chăn nuôi.
"Nếu như nuôi lợn nuôi bằng cám công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh chuồng trại thì nuôi lợn bằng cám sinh học lại hoàn toàn ngược lại. Nhờ mô hình mới này, chúng tôi giảm thiểu được 70 – 80% mùi hôi trong chuồng trại”.
Anh Nguyễn Đình Tường
Anh Tường quyết định xây trang trại và mua giống lợn để mong làm giàu. "Đúng vào thời điểm đó, các đợt dịch bệnh trên lợn liên tục hoành hành, nào là lở mồm long móng rồi bệnh tai xanh, giá lợn liên tếp rớt thảm khiến cho gia đình tôi bị thiệt hại nặng nề, kiệt quệ..." - anh Tường kể.
Sau thất bại, những ngày sau đó cuộc sống, sinh hoạt và công việc của gia đình anh Tường bị đảo lộn nhiều bởi nhìn đâu cũng là nợ nần chồng chất... "Thất bại với lợn, tôi lại đi buôn lung tung, đến năm 2012, dồn được tý vốn, vay mượn thêm tôi lại liều đầu tư chăn nuôi thử nghiệm giống gà Ai Cập. Nhưng được đôi lứa rồi cũng gặp thất bại. Sau 2 lần thất bại với lợn, gà càng khiến cho gia đình tôi thêm điêu đứng" - anh Tường nhớ lại.
... đến nghị lực đứng dậy và làm Giám đốc
Tưởng chuyện làm ăn, khát vọng làm giàu coi như đã "chấm hết", nhưng năm 2014, từ gợi ý của lãnh đạo Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, anh Tường như "chết đuối vớ được cọc" và anh đã nhận lời đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học. Khởi điểm gia đình anh Tường được hỗ trợ 30 con lợn giống, cùng với đó, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội cử cán bộ xuống tận gia đình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học cho anh.
Từ thời điểm đó đến nay, gia đình anh Tường làm ăn như diều gặp gió. Lúc nào trong trang trại của anh cũng luôn có nuôi từ 130-150 con lợn, gồm cả lợn thịt và lợn bố mẹ. Nhận thấy, thị trường tiêu thụ thịt lợn an toàn sinh học thuận lợi, năm 2015, anh Tường quyết định thành lập Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi và dịch vụ Đồng Tâm do mình làm Giám đốc.
Hiện tại, HTX của anh Tường không chỉ xuất thịt thô ra thị trường, mà còn có dây chuyền chế biến thịt lợn thành các món ăn nhanh như: Xúc xích, nem, giò, chả... Sau đó sản phẩm sẽ được đóng gói và bảo quản ở nhiệt độ mát hoặc cấp đông đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. "Nhờ đầu tư thêm chế biến, chúng tôi đã chủ động được sản phẩm và có đầu ra ổn định cho các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch tại các tỉnh, thành phố. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để chúng tôi duy trì chăn nuôi, vượt qua cơn bão giá lợn thấp kéo dài kỷ lục hơn 1 năm qua" - anh Trường chia sẻ.
Nguồn: danviet
Có thể bạn quan tâm
Chủ nhật, 25/5/2014 | 02:25 GMT+7 Từ một triệu đồng mua cặp gà rừng về nuôi, sau hơn một năm ông Sâu Zuôn Nam làng Kà Xiêm, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh (Bình Định) thu lãi gần 20 triệu đồng.
(Người Chăn Nuôi) - Để khẩu phần ăn đảm bảo đủ nhu cầu dưỡng chất cho từng loại heo, ngoài việc đáp ứng được 2 yếu tố là dưỡng khí và nước...
(Người Chăn Nuôi) - Trong những năm gần đây, chăn nuôi hữu cơ (CNHC) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến đáng kể, góp phần vào sự thành công của nền nông nghiệp hữu cơ toàn cầu. Vai trò của CNHC ngày...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET