Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Gương hội viên nông dân điển hình làm kinh tế giỏi ở Ngân Sơn

Cập nhật: 26/05/2016

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Trong những năm qua, phong trào hội viên nông dân tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên xoá đói giảm nghèo đã được nhân rộng trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Từ các mô hình phát triển kinh tế đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Gia đình hội viên Trương Văn Thắng, ở thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc là một điển hình như thế.

Anh Trương Văn Thắng, hội viên Hội Nông dân thôn Nà Nọi bắt đầu khởi nghiệp làm kinh tế từ năm 1991 trong điều kiện hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Thái Nguyên nhưng duyên số đã đưa anh lên vùng đất Nà Phặc bây giờ để lập nghiệp. Nhận thấy ở đây khí hậu mát mẻ, đất đồi nhiều rất phù hợp để trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn và trồng rừng theo Dự án của Nhà nước.

 Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình anh Trương Văn Thắng, thôn Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc

Những năm đầu mới gây dựng sự nghiệp gia đình anh chỉ nuôi khoảng 10 đến 15 con lợn vỗ béo để thịt, đồng thời nuôi thêm giống gà Tam Hoàng. Sau những bước khởi đầu còn nhiều khó khăn vì thiếu kiến thức về chăn nuôi cũng như quỹ đất để làm kinh tế còn hạn hẹp, anh quyết định mở rộng quy mô và tập trung đầu tư vào chăn nuôi, trồng rừng. Ban đầu anh trồng các loại cây có giá trị kinh tế như mận, đào, hồng, nhận trồng rừng Dự án, rồi từ các nguồn thu nhập này hàng năm gia đình anh dành dụm tiền để mua con nái về gây giống. Với bản chất cần cù, chịu khó, anh còn về dưới xuôi học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, chăm sóc lợn, xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh.

Năm 2004, gia đình anh quyết tâm dời nơi ở cũ tại trung tâm lên khu vực chân Đèo Gió làm kinh tế, bởi ở đây địa hình cao ráo, đất đai màu mỡ rất phù hợp để chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Anh đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại quy mô với 7 lợn nái mẹ, lợn đẻ lứa nào anh để lại nuôi hết, công việc chăm sóc và gây giống do tự anh làm, toàn bộ thức ăn như rau xanh, cám ngô… anh trực tiếp tăng gia và mua của bà con. Do được đầu tư theo quy mô và đảm bảo vệ sinh, hệ thống chuồng trại của gia đình anh luôn sạch sẽ, thoáng đãng, thức ăn cho lợn được chế biến đúng kỹ thuật phù hợp theo tháng tuổi của lợn nên đàn lợn của gia đình anh ngày càng nhiều, đủ các trọng lượng lớn, nhỏ. Bên cạnh đó, anh còn nuôi thêm 4 con lợn nái rừng và 50 con lợn rừng theo hình thức chăn thả trong trang trại nhỏ của gia đình.

Không tự bằng lòng với những gì đã có, anh Thắng từng bước mở rộng quy mô, phát triển kinh tế gia đình theo hướng một trang trại tổng hợp với đầy đủ các loại hình như chăn nuôi lợn, gà thả đồi, trồng cây lâm nghiệp (1,5ha mỡ), trồng cây ăn quả (1,5ha)… Hệ thống chuồng trại sử dụng thiết bị cấp nước tự động, chất thải được xử lý qua hầm biogas và sử dụng làm chất đốt. Theo anh Thắng, để duy trì cho tổng số đàn lợn của gia đình, mỗi ngày anh phải chi phí 1,5 triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi, ngoài ra phải đầu tư nhiều thời gian chăm sóc, vệ sinh chuồng trại. Với mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi lợn, mỗi năm gia đình anh xuất bán trên 11 tấn lợn thịt và các sản phẩm từ trang trại, sau khi trừ chi phí gia đình anh thu về khoảng 200 triệu đồng. Nhận thấy mô hình chăn nuôi của anh ngày càng phát triển, bà con trong thôn và các xã lân cận cũng đến để học hỏi từ anh những kinh nghiệm chăn nuôi.

Với sự cố gắng vươn lên không cam chịu đói nghèo từ năm 2010 đến nay, gia đình anh luôn là một trong số những hộ nông dân tiêu biểu được các cấp khen thưởng và được UBND tỉnh tặng bằng khen trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” giai đoạn 2012 - 2014.

Bên căn nhà mới xây khang trang, anh Trương Văn Thắng tâm sự: Để có một cơ ngơi như ngày hôm nay, anh chị đã trải qua rất nhiều khó khăn, cũng không ít lần thất bại do chưa có đầy đủ kiến thức về chăn nuôi. Tuy nhiên, với quyết tâm không ngại khó khăn vươn lên làm giàu, tâm huyết, nỗ lực của vợ chồng anh đã được đền đáp xứng đáng.

Có thể nói, gia đình anh Trương Văn Thắng là một trong những gia đình hội viên nông dân đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy xuất phát điểm thấp nhưng qua học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới trong sản xuất và áp dụng thành công vào điều kiện thực tế của gia đình, đến nay mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình của anh Thắng đang ngày càng cho thấy hiệu quả thiết thực, được địa phương quan tâm và nhân rộng./.

 

Thu Trang


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản
Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản
Kinh nghiệm nuôi dưỡng ngựa sinh sản

(Người Chăn Nuôi) - Nuôi ngựa sinh sản đang là hướng đi mới mang lại nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế cho người dân ở các vùng núi nhờ tận dụng được nguồn thức ăn, chi phí nuôi ít tốn kém.

Nỗ lực bảo tồn giống gà lôi lam mào trắng
Nỗ lực bảo tồn giống gà lôi lam mào trắng
Nỗ lực bảo tồn giống gà lôi lam mào trắng

Trong “Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Việt Nam, gà lôi lam mào trắng là loài chim duy nhất cần bảo tồn khẩn cấp.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường
Chăn nuôi trên đệm lót sinh học: Tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường

Chăn nuôi trên đệm lót sinh học ở huyện Thăng Bình cho thấy hiệu quả kép: vừa bảo vệ môi trường vừa thu được hiệu quả kinh tế cao.