Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi

Cập nhật: 27/01/2018

Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Phi Hùng, ở chi Hội Làng Gon, xã Sơn Thủy, huyện Sơn Hà đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ mô hình gia trại, mỗi năm anh thu lợi nhuận hơn 200 triệu đồng, nhiều năm liền gia đình vinh dự được công nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện Sơn Hà.

Sinh ra và lớn lên từ khu căn cứ cách mạng Làng Gon, xã Sơn Thủy, thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Sơn Hà. Những năm 1990, sau khi lập gia đình, cuộc sống kinh tế gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn. Sau nhiều đêm trăn trở, không khuất phục đói nghèo, năm 1999 anh lên khu Xà Lò, thuộc chi Hội Làng Rào phát hoang 10 ha đất gò đồi để trồng keo; thấy có hiệu quả anh vay vốn mở rộng diện tích, đến năm 2008 diện tích trồng rừng keo của anh lên đến 48ha.

Được sự hỗ trợ, hướng dẫn, động viên của chính quyền địa phương anh Hùng đã tự đi học hỏi kinh nghiệm ở những nơi có kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến để trao đổi kinh nghiệm. Năm 2000, anh đã thành công trong việc ươm đủ số lượng cây giống trồng cho hơn 10 ha rừng, những năm sau đó số lượng keo do gia đình anh ươm giống đã đủ trồng cho hơn 48 ha rừng của gia đình và một phần bán cho các hộ dân khu vực lân cận.

Anh Hùng cho biết: lợi nhuận từ trồng keo bình quân mỗi vụ thu về khoảng 50 triệu đồng/ha. Song để nâng cao giá trị trên 1 ha rừng trồng, anh trồng xen mì cao sản vào trong keo lúc còn nhỏ từ 1 đến 2 năm đầu. Từ trồng mì mỗi năm anh thu hoạch trên 100 tấn củ, sau khi trừ chi phí anh thu về trên 80 triệu đồng.

Không chỉ giỏi về trồng rừng, tận dụng diện tích đất ven dòng sông Re của xã Sơn Thủy, anh trồng 5 sào cỏ voi để nuôi bò sinh sản. Năm 2014, anh vay 130 triệu đồng từ Ngân hàng NN&PTNTT và Ngân hàng CSXH huyện mua 5 con bò lai sinh sản về nuôi, sau gần 2 năm bò đã sinh những chú bê con đầu tiên; với phương châm của anh Hùng là “bê cái thì để nuôi nhằm tăng đàn, bê đực bán thịt để lấy tiền đầu tư tiếp”. Đến nay số lượng bò, bê của gia đình anh là 9 con.

Anh Hùng chia sẻ: “Làm kinh tế phải biết kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi mới đem lại lợi nhuận cao; cây keo là loại cây lâu năm, sau khi trồng và chăm sóc thì thời gian rảnh rỗi nhiều, nên tui đầu tư nuôi bò, với lại nuôi bò sinh sản cũng đơn giản, ít bị rủi ro, trong một năm bò đẻ và nuôi 12 - 18 tháng là cho bán một con khoảng 15 - 20 triệu đồng; đặc biệt, nuôi bò là lấy công làm lãi, không tốn kém nhiều, người nuôi chỉ cần đầu tư một lần; hơn nữa bò là gia súc lớn nên sức đề kháng cao ít khi bị bệnh tật. Tuy nhiên, trong chăn nuôi đề tránh rủi ro, tôi luôn tìm hiểu nghiên cứu, tìm tòi, học tập kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò sinh sản trên các phương tiện thông tin đại chúng và thường xuyên tiêm phòng vắc-xin dịch bệnh, chính vì vậy mà đàn bò nhà tôi khỏe mạnh và phát triển tốt”.

Từ mô hình kinh tế này, gia đình anh đã tạo công ăn việc làm cho 10 đến 20 lao động thời vụ ở địa phương. Đồng thời luôn tận tình hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật ươm cây giống, nuôi bò..cũng như các thủ tục vay vốn ngân hàng cho các hộ nông dân trong chi Hội, giúp họ vươn lên thoát nghèo. Cuộc sống gia đình anh bây giờ rất khá giả hơn nhiều, nhà cửa khang trang, con cái có công ăn việc làm ổn định.

Với những kết quả đó anh Nguyễn Phi Hùng đã đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp trong nhiều năm liền và được các cấp biểu dương, khen thưởng./.

Đình Trọng


Có thể bạn quan tâm

Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ
Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ
Để tăng năng suất heo nái trong một lứa đẻ

(Người Chăn Nuôi) - Muốn tăng năng suất, số lượng của heo con trong một lứa đẻ cần làm tốt rất nhiều yếu tố như: Giống, đặc điểm di truyền, dinh dưỡng, thời gian và điều kiện phối, stress và bệnh tật.

Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm
Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm
Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người nuôi có thu nhập ổn định lại tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, nuôi thỏ thương phẩm là mô hình khá phổ biến hiện nay.

Thu nhập hơn 200 triệu từ vốn vay 20 triệu đồng
Thu nhập hơn 200 triệu từ vốn vay 20 triệu đồng
Thu nhập hơn 200 triệu từ vốn vay 20 triệu đồng

Với số tiền vay 20 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, sau 12 năm lăn lộn với nghề chăn nuôi, anh Nguyễn Văn Vương (xã Vĩnh Lương, Nha Trang, Khánh Hòa) đã có mức thu nhập hơn 200 triệu mỗi năm.