Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Hà Giang: Thoát nghèo từ con trâu, ngọn cỏ

Cập nhật: 16/12/2017

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ phát huy lợi thế địa phương, người dân xã Yên Thành, huyện Quang Bình đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Số hộ nghèo giảm nhanh qua các năm; số hộ khá và giàu nhờ nuôi trâu cũng dần hình thành. 

Nhờ phát huy lợi thế địa phương, người dân xã Yên Thành, huyện Quang Bình đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Số hộ nghèo giảm nhanh qua các năm; số hộ khá và giàu nhờ nuôi trâu cũng dần hình thành.

thoat  ngheo nho nuôi trau
Đàn trâu của hộ gia đình xã Yên Thành

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2012 trở lại đây, chính quyền xã Yên Thành đã có chủ trương khuyến khích đồng bào các dân tộc trên địa bàn của xã thực hiện các mô hình trồng cỏ gắn với chăn nuôi gia súc mà chủ yếu là đàn trâu hàng hoá. Từ những chủ trương đó cùng với việc làm tốt lịch tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, đã giúp dịch bệnh được khống chế kịp thời, số đàn gia súc được tăng lên ở hầu hết các thôn trong xã. Bằng các biện pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật của cán bộ khuyến nông từ huyện đến xã thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, người nuôi xã Yên Thành đã nắm được kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc. Nhờ đó, đàn gia súc nói chung và đàn trâu nói riêng của xã Yên Thành phát triển khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước, mức tăng bình quân từ 5 - 6 %/năm. Tính đến tháng 9/2017, tổng đàn gia súc của xã đạt trên 1.650 con, trong đó chủ yếu là đàn trâu.

Có thể kể đến một số gương điển hình trong xã như hộ gia đình ông Làn Văn Hưng, dân tộc Nùng, thôn Thượng Bình. Ông Hưng hiện đang nuôi 25 con trâu, nhờ trồng cỏ nên đàn trâu của gia đình luôn chủ động về nguồn thức ăn, nhất là vào mùa đông. Nhờ nuôi trâu nên gia đình cũng thoát được đói nghèo và đã có nguồn tích lũy. Ngoài việc giải quyết sức kéo và lượng phân bón cho các loại cây trồng, mỗi năm số tiền bán trâu cũng cho thu nhập từ 85 - 90 triệu đồng. Gia đình anh Ma Seo Vềnh và anh Hoàng Văn Đức, dân tộc Tày, thôn Tân Thượng, mỗi gia đình nuôi 20 con trâu, mỗi năm cho thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng…

Để duy trì và phát triển tốt đàn gia súc, chính quyền xã đã chỉ đạo nông dân tích cực mở rộng diện tích trồng cỏ, chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, đảm bảo tiêu chí mỗi hộ gia đình chăn nuôi gia súc có tối thiểu 1.000 m2 cỏ trở lên. Đến giữa năm 2017, tổng diện tích trồng cỏ của toàn xã đạt trên 120 ha, trong đó chủ yếu là cỏ VA 06 và cỏ voi.

 Bên cạnh việc kết hợp với các chương trình hỗ trợ chăn nuôi của tỉnh, xã đã đề ra chính sách hỗ trợ nông dân chưa có trâu, bò vay vốn ưu đãi để đầu tư con giống và xây dựng chuồng trại; mục tiêu của xã đến cuối năm 2017, tổng đàn gia súc của đạt trên 2.100 con, trong đó tập trung phát triển chủ yếu là đàn trâu hàng hoá.

Phạm Văn Phú

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Hà Giang


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu về vệ sinh thức ăn và virus
Nghiên cứu về vệ sinh thức ăn và virus
Nghiên cứu về vệ sinh thức ăn và virus

(Người Chăn Nuôi) - Vệ sinh thức ăn là một yếu tố kiểm soát an toàn sinh học quan trọng đối với vi khuẩn gây bệnh như Salmonella.

An Giang:  Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai
An Giang:  Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai
An Giang: Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai

Từ một cặp nai giống, ông Nguyễn Duy Mẫn ở ấp An Hòa, xã An Cư, (Tịnh Biên, An Giang) đã phát triển lên thêm hơn chục con nai. Nhờ vậy, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập cho ông Mẫn hàng trăm triệu đồng từ việc thu hoạch lộc...

Bỏ phố về quê thuê 14ha đất, nuôi 40.000 con gà, vịt, lãi ngót 4 tỷ/năm
Bỏ phố về quê thuê 14ha đất, nuôi 40.000 con gà, vịt, lãi ngót 4 tỷ/năm
Bỏ phố về quê thuê 14ha đất, nuôi 40.000 con gà, vịt, lãi ngót 4 tỷ/năm

Với việc mạnh dạn thuê 14ha đất để nuôi 25.000 con gà siêu đẻ và 15.000 con vịt, anh Nguyễn Văn Hồng (38 tuổi) ở thôn Ngọc An, xã Kim Bình, TP. Phủ Lý (Hà Nam) đã bỏ túi gần 4 tỷ đồng mỗi năm.